Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

“Chiêu trò” mạo danh cơ quan tư pháp để lừa đảo

Thứ năm - 16/03/2023 06:01 1.316 0
Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ngày càng nhiều và có diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xu hướng đan xen bằng việc kết hợp nhiều hình thức lừa đảo khác nhau như giả mạo là người nước ngoài, tự nhận là sĩ quan, binh lính đang tham gia chiến tranh, thông qua mạng xã hội để làm quen, tiếp cận các nạn nhân để lừa tiền… đặc biệt là hình thức giả danh cơ quan Công an, Tư pháp để lừa đảo là chiêu trò không mới.
Dù cơ quan Công an, báo chí cũng như các Nhà cung cấp dịch vụ mạng đã thực hiện thường xuyên việc cảnh báo song do chủ quan, thiếu cảnh giác, một số tổ chức, cá nhân vẫn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong quần chúng Nhân dân.
 
Ảnh minh họa sưu tầm trên internet
 
Thủ đoạn giả danh các cơ quan tư pháp chiếm đoạt tài sản
Gần đây, nhiều người dân nhận được các cuộc gọi lạ từ đầu số nước ngoài như +563; +255; +370; +381… Đa số các cuộc gọi đến đều có xưng danh là cán bộ hay nhân viên ở một cơ quan chức năng. Khi gọi đến, sau khi xưng danh, chủ thuê bao nói nhanh lý do. Sau đó quy chụp cho người nghe về việc đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, hiện cơ quan tư pháp đang tiến hành điều tra do nghi ngờ vướng vào một vụ buôn lậu, ma túy, rửa tiền…do đó yêu cầu người nghe cung cấp thông tin cá nhân và yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng để phục vụ quá trình giải quyết; hoặc các đối tượng dùng thủ đoạn sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án ma túy, rửa tiền… mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có phê chuẩn lệnh bắt của Viện kiểm sát nhân dân... Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản mà chúng đưa ra với vỏ bọc để xác minh, điều tra.
Nhiều người dân khi nhận được những tin đó rất bất ngờ, mặc dù nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến sợ hãi, thậm chí sợ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của mình nên thiếu cảnh giác, đề phòng, nhẹ dạ, cả tin chuyển tiền mà không tìm hiểu nguyên nhân. Việc đánh trúng, đúng vào điểm yếu đã khiến cho các đối tượng có thể dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quy định pháp luật xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị đinh 144/2021/NĐ-CP).
Xử lý trách nhiệm hình sự
Người nào sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017).
Một số giải pháp phòng ngừa
Để có thể hạn chế việc lừa đảo từ chiêu trò mạo danh cơ quan tư pháp đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không chuyển tiền, nộp tiền vào tài khoản chỉ định của người khác khi không xác định được cụ thể họ là ai, sử dụng tiền vào mục đích gì, không có giấy tờ từ cơ quan chức năng chứng minh mục đích, nội dung làm việc cụ thể. Các cơ quan tư pháp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập đến làm việc; tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội. Đồng thời, đề nghị người dân giữ bí mật thông tin bảo mật các dịch vụ ngân hàng (tuyệt đối không để lộ mã PIN thẻ, mật khẩu truy cập, mật khẩu giao dịch một lần OTP, mật khẩu truy cập địa chỉ email với người lạ, kể cả nhân viên ngân hàng). Xác thực người đề nghị thực hiện giao dịch tài chính (không chuyển tiền cho đối tượng khi chưa xác thực; cảnh giác đối tượng mạo danh cơ quan tư pháp). Thường xuyên thay đổi mật khẩu, tăng tính năng bảo mật các tài khoản cá nhân đặc biệt là tài khoản ngân hàng trực tuyến.
Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất, tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Tường Vi

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay16,916
  • Tháng hiện tại315,538
  • Tổng lượt truy cập16,844,460
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây