Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Chức năng nhiệm vụ

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.

VKSND tỉnh Gia Lai thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:

1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra thuộc Công an tỉnh và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh;
2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự của Toà án nhân dân;
3. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật của Toà án nhân dân;
4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân;
5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;
6. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm do các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân chuyển đến;
7. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện việc thống kê tội phạm trong toàn tỉnh. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng khác của tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có quyền ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bản đó.
Trong trường hợp các văn bản nói trên trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất và mức độ sai phạm mà người ra văn bản bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân phải được các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Toà án, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đơn vị vũ trang nhân dân ở địa phương để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chức năng nhiệm vụ như đã nêu trên tại địa phương.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có quyền rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Kiểm sát viên phải tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi gây cản trở Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ. ​

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay12,398
  • Tháng hiện tại235,737
  • Tổng lượt truy cập18,507,645
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây