Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của Viện KSND huyện Đak Pơ

Thứ ba - 10/01/2023 20:24 938 0
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngành kiểm sát nhân dân và được Viện trưởng Viện KSND tối cao chỉ đạo thực hiện thông qua Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 17/5/2021.
Với mục tiêu chung là xây dựng một hệ thống thông tin ngành Kiểm sát nhân dân hiện đại trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ và cơ cấu tổ chức hợp lý, đưa công nghệ thông tin trở thành một yếu tố nền tảng trong hệ thống các quy trình nghiệp vụ kiểm sát hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu tác nghiệp nghiệp vụ, xử lý, cung cấp các thông tin phục vụ quản lý, điều hành.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành cũng như công tác chuyên môn. Thời gian qua, Viện KSND huyện Đak Pơ đã tổ chức triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.

Từ đầu năm 2021 đến nay, dựa trên cơ sở nguồn nhân lực sẵn có, Lãnh đạo Viện KSND huyện Đak Pơ đã phân công cán bộ, Kiểm sát viên ứng dụng công nghệ thông tin để số hoá hồ sơ vụ án hình sự, vụ án dân sự và các văn bản, tài liệu khác của ngành; phối hợp với Toà án cùng cấp tiến hành công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại các phiên toà xét xử vụ án hình sự, vụ án dân sự. Thông qua hình thức trên đã mở rộng phương pháp tiếp cận nội dung vụ án một cách trực quan, sinh động bằng hình ảnh, video. Đồng thời, tạo điều kiện để tuyên truyền pháp luật về những hậu quả nghiêm trọng mà tội phạm gây ra, từ đó giáo dục pháp luật trực tiếp tại các phiên toà đến người dân. Việc số hóa tài liệu giúp giảm không gian lưu trữ, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và nhân lực quản lý tài liệu; hạn chế hư hỏng, mất mát tài liệu do các yếu tố khách quan; chia sẻ thông tin nhanh, trích xuất thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; tăng cường khả năng bảo mật thông tin.
Bên cạnh đó, Viện KSND huyện Đak Pơ đã thí điểm tổ chức buổi thực hành báo cáo án bằng phương pháp trình chiếu, sơ đồ hoá. Kiểm sát viên đã thực hiện báo cáo, đánh giá chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can, đồng thời scan các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án như sơ đồ và bản ảnh khám nghiệm hiện trường…để trình chiếu trên màn hình lớn. Việc này giúp cho Lãnh đạo Viện dễ dàng nắm bắt quá trình xảy ra vụ án, trực tiếp thẩm định và đánh giá các chứng cứ cũng như quan điểm đề xuất của Kiểm sát viên. Từ đó có chủ trương, đường lối giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật. 
Ngoài ra, đơn vị đã xây dựng các báo cáo tại Hội nghị bằng hình thức video clip. Cụ thể là  “Báo cáo tổng kết công tác phối hợp Liên ngành Tư pháp huyện Đak Pơ năm 2022”. Video có thời lượng 20 phút, đã phản ánh đầy đủ, sinh động những kết quả đạt được trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự; công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, dân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo…; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong công tác phối hợp của Liên ngành Tư pháp huyện Đak Pơ. Báo cáo được cấp ủy, chính quyền địa phương và các đại biểu tham dự Hội nghị đánh giá cao về nội dung và chất lượng.
Để xây dựng các báo cáo bằng video clip, Lãnh đạo Viện đã phân công cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị chủ động chụp ảnh, ghi hình các Hội nghị, cuộc họp liên ngành, hoạt động công tác nghiệp vụ khi thực hiện nhiệm vụ (không thuộc diện bí mật Nhà nước) làm tư liệu. Sau đó, tổng hợp, chỉnh sửa, cắt, ghép và lồng tiếng trên nền tảng các ứng dụng Wondershare Filmora và Dragon Speak.
 

Các đại biểu theo dõi “Báo cáo tổng kết công tác phối hợp Liên ngành Tư pháp huyện Đak Pơ năm 2022” bằng video clip
 
Năm 2023, ngành Kiểm sát nhân dân xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một trong những khâu công tác đột phá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, Viện KSND huyện Đak Pơ đề xuất thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành kiểm sát nhân dân thành công, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên vẫn là chuyển đổi nhận thức. Giải pháp cụ thể là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức của các đơn vị, cán bộ, đảng viên về sự cần thiết và tính cấp thiết của ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đơn vị mình.
Hai là, phát huy vai trò tiên phong của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Thanh niên phải là lực lượng xung phong đi đầu thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; phải là những người đầu tiên, tích cực nhất giúp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đi vào công việc ở cơ quan, đơn vị.
Ba là, đẩy mạnh thực hiện công tác xây dựng cáo loại báo cáo bằng hình thức video clip, báo cáo án bằng phương pháp trình chiếu, sơ đồ hoá, thực hiện phòng họp không giấy.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, không chỉ án hình sự, án dân sự mà số hóa hồ sơ kiểm sát hoạt động tư pháp.
Năm là, đổi mới công tác thông tin tuyên truyền trong điều kiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Để thực hiện tốt việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thời gian tới, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đak Pơ kiến nghị một số vấn đề sau:
Một là, cần tập trung đầu tư phát triển hạ tầng số theo hướng hiện đại hoá, định kỳ đánh giá thực trạng sử dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin, nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của các phương tiện nêu trên; kịp thời phát hiện các trang thiết bị CNTT đã lạc hậu và có phương án thay thế, đổi mới phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nghiên cứu hợp tác với các cơ quan, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực CNTT nhằm xây dựng các cơ sở dữ liệu, phần mềm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Hai là, tăng cường thực hiện các phiên tòa số hóa, công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa. Tiếp tục mở rộng phạm vi ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sang các lĩnh vực khác của công tác kiểm sát như công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; thi hành án dân sự …
Ba là, kịp thời phát hiện và biểu dương, khen thưởng đối với các cán bộ, Kiểm sát viên có thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng các giải pháp, sáng kiến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại đơn vị.
Bốn là, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình ứng dụng CNTT, mở các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên trong ngành; có chế độ, chính sách phù hợp nhằm tạo sự gắn bó, yên tâm công tác cho cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm./.

Tác giả bài viết: Phạm Bình An

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay41,091
  • Tháng hiện tại178,590
  • Tổng lượt truy cập17,062,380
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây