Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 của Viện trưởng Viện KSND tối cao; Kế hoạch số 01/KH-VKSTC ngày 27/12/2022 về “Thực hiện công tác trọng tâm của Viện KSND tối cao năm 2023”; Hướng dẫn số 37/HD- VKSTC ngày 29/12/2022 của Viện KSND tối cao về “Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính năm 2023”; Kế hoạch số 01/KH- VKS ngày 26/12/022 về “Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai năm 2023”, trên cơ sở tiếp tục thực hiện phương châm: “Đoàn kết, trách nhiệm- kỷ cương, liêm chính – bản lĩnh, hiệu quả”.
Ngoài những khâu đột phá được xác định trong Kế hoạch công tác ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai năm 2023; Viện KSND huyện Chư Sê tiếp tục chọn “Tăng cường công tác kiểm sát các quyết định thi hành án dân sự, xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước; các quyết định cưỡng chế kê biên thi hành án, việc thu hồi tài sản bị thiệt hại, thất thoát, chiểm đoạt trong các vụ án tham nhũng bảo đảm được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật” là khâu đột phá trong lĩnh vực công tác kiểm sát thi hành án dân sự:
Nhằm thực hiện có hiệu quả khâu đột phá này, Viện KSND huyện Chư Sê đã đề ra một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất: Cần phải kiện toàn đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đủ về số lượng và có trình độ, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu quy định của pháp luật, linh hoạt trong vận dụng thực tiễn. Lãnh đạo Viện được phân công phụ trách công tác kiểm sát thi hành án dân sự cần quan tâm chỉ đạo thực hiện chặt chẽ về hoạt động kiểm sát THADS (thực hiện thường xuyên).
Thứ hai: Kiểm sát chặt chẽ các quyết định về thi hành án, các hoạt động của Chấp hành viên và các hoạt động khác có liên quan đến công tác thi hành án. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm cần báo cáo Lãnh đạo Viện, nếu đủ căn cứ thì ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị. (kiểm sát thường xuyên)
Thứ ba: Chủ động kiểm sát việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án cho Cơ quan thi hành án dân sự; thực hiện kiểm tra số công văn đến của Chi Cục thi hành án dân sự huyện (06 tháng/1 lần) đối chiếu quy định về thời hạn chuyển giao bản án, quyết định nếu có vi phạm thực hiện việc kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm.
Thứ tư: Kiểm sát chặt chẽ việc thẩm định giá tài sản thi hành án, khi nhận được thông báo kết quả thẩm định giá của Chi Cục thi hành án dân sự nếu thấy kết quả thẩm định giá không phù hợp thì yêu cầu Chấp hành viên chuyển ngay hồ sơ để thực hiện việc kiểm sát. Nếu có vi phạm yêu cầu thực hiện việc dừng bán đấu giá tài sản và yêu cầu thẩm định lại. (kiểm sát thường xuyên)
Thứ năm: Kiểm sát chặt chẽ việc trả đơn, đình chỉ thi hành án và phân loại điều kiện thi hành án đối với những trường hợp không có điều kiện thi hành án bằng việc yêu cầu Chấp hành viên gửi kèm các biên bản xác minh hoặc căn cứ để ra các quyết định thi hành án nêu trên. Trường hợp xét thấy không có căn cứ thì trực tiếp tiến hành xác minh và ban hành kiến nghị, kháng nghị nếu có. (thực hiện kiểm sát thường xuyên)
Thứ sáu: Trực tiếp kiểm sát tại Chi Cục thi hành án, chú trọng kiểm sát các hồ sơ bán đấu giá tài sản, thu phí thi hành án và việc sử dụng phí thi hành án để kịp thời phát hiện vi phạm ban hành kiến, kháng nghị nếu có. (thực hiện chậm nhất vào tháng 10/2023)
Thứ bảy: Yêu cầu Chi Cục thi hành án dân sự huyện tự kiểm tra, rà soát các trường hợp được miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước chuyển Viện kiểm sát lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét quyết định đối với các trường hợp đủ điều kiện. (thực hiện vào tháng 6/2023).