Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Nghiện ma túy ở lứa tuổi thanh thiếu niên là tai họa của xã hội hiện đại và cần có giải pháp để phòng ngừa

Thứ năm - 16/03/2023 06:09 7.097 0
Theo thống kê của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) thì trên Thế giới hiện nay có khoảng 275 triệu người nghiện, sử dụng ma túy trong đó 164 triệu người sử dụng cần sa, 37 triệu người nghiện và sử dụng ma túy tổng hợp, 18 triệu người nghiện và sử dụng heroin, 17 triệu người nghiện ma sử dụng cocain, số còn lại nghiện và sử dụng các loại ma túy khác.
Ước tính của UNODC cho thấy, lượng ma túy sản xuất ra hàng năm ước chừng 3.000 tấn ma túy các loại; các loại ma túy chủ yếu được sản xuất ra hiện nay là heroin, cocain, cần sa và ma túy tổng hợp các loại.
Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Công an công bố giữa năm 2022, trong số hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của cả nước, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, trong đó khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Cá biệt, nhiều em 13-14 tuổi đã sử dụng ma túy [1].
Tính riêng tại Gia Lai trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 434 người nghiện ma túy; 737 người sử dụng trái phép chất ma túy; 140/220 xã, phường, thị trấn của 17 huyện, thị xã, thành phố có đối tượng liên quan đến ma túy. Trong số người nghiện và người sử dụng ma túy có 91 đối tượng nữ, 137 đối tượng người dân tộc thiểu số. Về độ tuổi, từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là 18 đối tượng; từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi là 665 đối tượng và từ đủ 30 tuổi trở lên có 439 đối tượng [2], như vậy, nhóm tuổi 16 đến 30 chiếm hơn 60%.
Người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa đang là một thực trạng đáng báo động hiện nay. Lý do khiến tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng, nghiện ma túy gia tăng vì tội phạm ma túy biết học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị kích động, lôi kéo, rủ rê nên tìm đủ cách đưa ma túy vào học đường thông qua chính học sinh, sinh viên. Thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng trở nên tinh vi khi các loại ma túy được trá hình giống đồ chơi, đồ ăn, thu hút và hấp dẫn trí tò mò của các em học sinh, sinh viên. Thực tế cho thấy, tình hình tệ nạn ma túy trong học đường ngày càng có xu hướng gia tăng về mức độ và số lượng vụ, việc vi phạm.
Mặt khác, do nhận thức của giới trẻ về tác hại của ma túy còn nhiều sai lệch, dẫn đến những quan niệm sai lầm như: Sử dụng ma túy một lần không sao, hoặc sử dụng ma túy tổng hợp không gây nghiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để ngăn chặn tình trạng người trẻ sa vào con đường nghiện ngập ma túy, cần có sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nòng cốt là lực lượng Công an và các ngành có liên quan, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, nhà trường, gia đình. Cụ thể:
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cần kết hợp với các đơn vị trường học, đơn vị dân cư tổ chức tuyền truyền miệng, phát tờ rơi, tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh tại các trường học, khu dân cư về Luật phòng chống ma túy, các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phòng chống ma túy, tác hại của ma túy.
- Song song với công tác tuyên truyền, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh tổ chức cho giáo viên, học sinh, sinh viên ký cam kết không thử, không sử dụng ma túy dù chỉ một lần; không tàng trữ, vận chuyển hay mua bán trái phép chất ma túy, không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác về ma túy; đồng thời kết hợp Đài Phát thanh và Truyền hình, báo và các cơ quan truyền thông đến ghi hình và đưa tin nhằm tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thực hiện công tác Dân vận khéo, thành lập Tổ tự quản của trường, Tổ tự quản sẽ thường xuyên kiểm tra các học sinh ở nội trú tại ký túc xá, qua đó tuyền truyền nhắc nhở học sinh trong công tác phòng chống ma túy, đối với các học sinh ở ngoại trú tại các nhà trọ bên ngoài khu vực nhà trường Tổ tự quản sẽ kết hợp với Đồn Công an, Công an xã tiến hành kiểm tra các phòng trọ của các em đang thuê nhằm kịp thời phát hiện học sinh, sinh viên có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy cũng như các hành vi khác vi phạm pháp luật về ma túy để có biện pháp xử lý, răn đe giáo dục chung cho học sinh, sinh viên, cũng như tuyên truyền Luật phòng chống ma túy, tác hại của ma túy và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phòng chống ma túy cho các em.
- Bản thân từng cá nhân trong cuộc sống, cần nêu cao ý thức học tập, làm việc, sống lành mạnh và có ích. Khi phát hiện người có biểu hiện nghiện ma túy, không chỉ là người thân mà lối xóm xung quanh cũng cần phải kiên quyết chấn chỉnh kịp thời. Cần thiết, phải trình báo Công an địa phương để kịp thời xử lý.
Ma túy là một vấn nạn không những hủy hoại sức khỏe con người, mà còn ảnh hưởng xấu đến gia đình và toàn xã hội, do đó, bản thân giới trẻ hiện nay phải luôn đề cao cảnh giác để không vướng vào các tệ nạn xã hội, trong đó đáng sợ nhất là ma túy.
 

[1] Nguồn: Tạp chí điện tử Thương hiệu và Công luận.
[2] Nguồn: Gia Lai online.

Tác giả bài viết: Lê Xuân Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập238
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm237
  • Hôm nay29,405
  • Tháng hiện tại275,339
  • Tổng lượt truy cập16,804,261
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây