Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Cha mẹ và trẻ em với thế giới trực tuyến

Thứ hai - 26/06/2023 20:33 240 0
Ngày An toàn Internet 2023 (07/2) truyền cảm hứng cho một cuộc đối thoại về việc sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm, nghiêm túc và sáng tạo hơn – đặc biệt giữa cha mẹ và con cái – để cùng duy trì một thế giới trực tuyến an toàn hơn.
Nguy cơ trẻ sử dụng internet không an toàn
Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) thực hiện tháng 11/2022, đa số thanh thiếu niên được hỏi khẳng định lướt internet mỗi ngày. Có tới 80% số các em được hỏi cho biết cảm thấy gắn kết hơn với nhịp sống thời đại và các bạn bè đồng trang lứa, trong khi 71% chia sẻ mạng trực tuyến cho phép họ thể hiện sự sáng tạo của mình. Những con số trên đã chứng minh rằng internet  đang tiếp cận từng “tế bào” nhỏ bé nhất của xã hội. Mạng lưới này có thể đưa người dùng đến mọi ngóc ngách trên địa cầu, tuy nhiên, không loại trừ những nơi mang lại nhiều rủi ro.
Những gì đã và đang xảy ra hiện nay cho thấy có nhiều vấn đề nảy sinh trong cộng đồng người dùng internet như các hành vi lừa đảo, tin giả, sự kết cấu bè phái, các hành vi tiêu cực, kỳ thị người khác… Những mánh lới lợi dụng trẻ em được tiến hành dễ dàng hơn, gia tăng quy mô và ngày càng tinh vi.  Theo các chuyên gia, các nguy cơ trẻ em phải đối mặt trên môi trường mạng đó bao gồm: Tiếp cận những nội dung xấu độc (bạo lực, khiêu dâm…) làm lệch lạc suy nghĩ, lối sống, sự phát triển; bị phát tán thông tin riêng tư, thông tin cá nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của trẻ; bị bắt nạt trực tuyến với nhiều hình thức khác nhau; sử dụng quá mức và rơi vào tình trạng nghiện internet; bị lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, dọa nạt, tống tiền, ép tham gia các hoạt động phi pháp, thậm chí mại dâm, bị xâm hại tình dục.
Trong báo cáo công bố ngày 27/1 vừa qua, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đánh giá trẻ em  có nguy cơ trở thành mục tiêu săn tìm của những kẻ tội phạm trên không gian mạng. Bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em trên không gian trực tuyến là hình thức bạo lực phát triển nhanh nhất nhằm vào nạn nhân là trẻ em. Kết quả khảo sát của UNICEF cũng cho thấy có tới 30% số trẻ em tham gia không gian mạng đã trở thành nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. Năm 2022, tổ chức Giám sát Internet đã ghi nhận 63.050 báo cáo liên quan đến những hình ảnh khiêu dâm trẻ em trong độ tuổi 7-10. Giới chuyên gia cho rằng việc hoàn thiện luật pháp, các chính sách, các phần mềm quản lý cũng như siết chặt kiểm soát internet là cần thiết nhằm tạo môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho thanh thiếu niên trước những nguy cơ tiềm ẩn hay cạm bẫy khó nhận biết do trẻ em chưa đủ kỹ năng để tự bảo vệ trước những tác động tiêu cực từ các thông tin xấu – độc lan truyền trên mạng.
Đối với Việt Nam, là đất người có tỷ lệ người sử dụng internet khá lớn (đứng thứ 13 thế giới, với khoảng 73,2% dân số), nước ta hiện có khoảng 24,7 triệu dân là trẻ em (tương đương 25% dân số). Theo báo của UNICEF, tính đến tháng 8/2022, có tới 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 có sử dụng internet và con số này tăng lên 93%  đối với trẻ từ 13-14 tuổi. Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là sau đại dịch Covid -19.

Đồng hành cùng trẻ với không gian mạng Internet:
Hầu hết trẻ em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Do đó, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của trẻ về sử dụng internet và mạng xã hội an toàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã có những quy định về bảo vệ trẻ em. Gần đây, do tính chất phức tạp của không gian mạng, Luật An ninh mạng năm 2018 đã dành điều khoản riêng quy định bảo vệ trẻ em, quyền trẻ em trên không gian mạng. Như vậy, khung pháp lý bảo vệ trẻ em trên không gian mạng từng bước được hoàn thiện. Năm 2019, Việt Nam đã ký cam kết Tuyên bố về bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN, tạo ra hành lang pháp lý trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Tháng 6/2021, lần đầu tiên Việt Nam đã ban hành một chương trình cấp quốc gia riêng về vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên mạng giai đoạn 2020-2025”. Chương trình này không chỉ tập trung vào vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng mà còn mong muốn thúc đẩy các sản phẩm, ứng dụng, công cụ, để giúp trẻ em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách chủ động, hiệu quả và an toàn. Các chuyên gia khẳng định việc tạo lập một thế giới trực tuyến an toàn, lành mạnh và tin cậy hơn góp phần thúc đẩy mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đồng thời chính bảo đảm quyền tiếp cận, khai thác và sử dụng internet một cách an toàn chính là đảm bảo quyền con người.
Việc đồng hành, hơn ai hết chính là cha mẹ - những người “gác cổng”, “lá chắn” cho trẻ. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, trẻ em dành nhiều thời gian hơn trên mạng internet, điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ sự đồng hành và thấu hiểu nhiều hơn, bằng việc:
  • Cha mẹ cởi mở trò chuyện và sẵn sàng hỗ trợ các em với những rủi ro tiềm ẩn trên môi trường trực tuyến, nhưng trước tiên cần nắm vững 06 nguyên tắc cốt lõi của Internet,:
  1. Kết nối: Internet cho phép chúng ta kết nối với mọi người từ mọi nơi nhưng không phải ai cũng đáng tin cậy.
  2. Công khai: Mọi thông tin trên Internet đều có khả năng được mọi người truy cập.
  3. Vĩnh viễn: Mọi thứ trên Internet đều tồn tại vĩnh viễn.
  4. Ẩn danh: Internet có thể cho phép mọi người giả danh, che giấu danh tính thật và cũng làm cho chúng ta cảm thấy như tàng hình.
  5. Nguồn thông tin: Chúng ta có thể truy cập thông tin nhiều hơn bao giờ hết, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng biết thông tin đó là từ đâu tới và liệu nó có đúng sự thật không.
  6. Tôn trọng người khác: Chúng ta cần phải lịch sự với những người khác trên mạng.
  • Cha mẹ đồng hành cùng con trên Internet, đó là:
+ Sẵn sàng tìm hiểu thêm về cả lợi ích và rủi ro trên internet, cách sử dụng internet thông minh và an toàn.
+ Sẵn sàng lắng nghe và học từ trẻ.
+ Tôn trọng và cùng trẻ đưa ra giải pháp để phòng tránh rủi ro trên môi trường mạng hiệu quả.
Bắt đầu đồng hành cùng trẻ sử dụng Internet an toàn càng sớm càng tốt. Trẻ em trong thời đại công nghệ số thường sẽ tiếp xúc với Internet rất sớm, trực tiếp hoặc gián tiếp, chính vì thế, bắt đầu đặt vấn đề và đồng hành cùng con ngay từ “BÂY GIỜ”, “KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ SỚM VÀ KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN”

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Tường Vi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay11,572
  • Tháng hiện tại344,289
  • Tổng lượt truy cập16,873,211
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây