Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Cẩn trọng với “bẫy cho vay” từ các công ty tài chính dỏm

Thứ tư - 22/03/2023 21:39 1.050 0
Thời gian gần đây, hình thức vay tiền qua app (ứng dụng), qua các công ty tài chính nổi lên nhờ đem lại nhiều thuận lợi cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu cần tiền gấp của nhiều người dân.
Với sự tiện lợi và đơn giản từ các công ty tài chính, việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn, nhưng đồng thời cũng dẫn đến việc nhiều người rơi vào cảnh bẫy nợ.
 

Ảnh sưu tầm internet
 
Như gần đây, nổi lên việc Công ty CP Kinh doanh F88 hay còn quen thuộc với cái tên hệ thống cửa hàng cầm đồ F88 có trụ sở và các chi nhánh của F88 bị lực lượng chức năng khám xét, dư luận mới ngỡ ngàng, F88 cung cấp giải pháp tài chính tiện ích như “lời đồn” hay thực chất là “bẫy” tài chính?

Các chiêu trò phổ biến của các công ty tài chính dỏm

Lừa đảo khi vay tiền qua app vay
Các đối tượng luôn tìm cách tiếp cận người cần vay tiền thông qua các hình thức gọi điện, nhắn tin đến số điện thoại hoặc đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Mocha… để quảng cáo cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, có thể tiến hành online trực tiếp thông qua điện thoại. Sau khi đã tiếp cận được người cần vay tiền, các đối tượng sẽ thực hiện các bước như: Sau khi tải app về, khi cài đặt app các đối tượng buộc người vay phải cho phép bên cho vay được cấp quyền truy cập danh bạ điện thoại cá nhân hoặc danh sách bạn bè trên mạng xã hội thông qua ứng dụng vay (app vay)…. Sau khi người vay kê khai các thông tin cần thiết như: yêu cầu xác thực thông tin bằng cách chụp các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân, sổ hộ khẩu và đăng tải lên app để lưu thông tin… Cho đến khi hoàn tất các yêu cầu mà các đối tượng đưa ra, người vay sẽ được xét duyệt khoản vay và sau một thời gian sẽ thông báo là khoản vay đã được phê duyệt. Đến phần này, các chiêu trò lừa đảo dần bắt đầu xuất hiện khi ứng dụng thông báo tài khoản người vay đăng ký nhận tiền bị sai, do đó công ty sẽ đóng băng tài khoản lại và người vay không thể thực hiện được giao dịch với số tiền này. Bước kế tiếp, sẽ có người xưng là nhân viên của công ty sẽ hỗ trợ người vay bằng cách người vay phải chuyển cho các đối tượng một khoản tiền, các đối tượng sẽ giúp người vay giải quyết với công ty để có thể gỡ phong tỏa tài khoản. Tuy nhiên, khi người vay đã chuyển khoản tiền theo yêu cầu của các đối tượng đưa ra thì người vay vẫn chưa thể rút được khoản tiền vay về, một khi người vay đã nộp tiền phí trên thì các đối tượng sẽ có vô vàn các lý do yêu cầu phải tiếp tục nộp thêm tiền để khắc phục các lỗi sai trên và hứa sẽ hoàn trả lại cho khách hàng sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định, rồi sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Lừa đảo cho vay với lãi suất thấp
Ngoài ra, một trong những chiêu trò phổ biến nhất của các công ty tài chính dỏm là cung cấp khoản vay có lãi suất thấp. Nếu chỉ nhìn vào con số này sẽ thấy lãi suất cho vay khá “mềm” vì chỉ chênh lệch không nhiều so với hệ thống ngân hàng mà thủ tục và thời gian giải ngân lại vô cùng nhanh gọn.Tuy nhiên, các công ty tài chính dỏm này thường đưa ra các điều kiện khó khăn để trả nợ. Như việc đưa ra thời hạn ngắn để trả nợ, mức lãi suất tăng cao khi trễ hạn, hoặc phí phạt khi thanh toán trước hạn. Việc này dẫn đến việc nhiều người không thể trả nợ đúng hạn và bị rơi vào cảnh bẫy nợ. Ví dụ theo zingnews.vn, theo giới thiệu của F88, hiện nay doanh nghiệp có 2 hình thức cho vay cầm cố là cầm cố đăng ký xe máy/ôtô hoặc cầm cố bằng tài sản. Công ty áp dụng lãi suất cho vay 1,1%/tháng, tức hơn 13%/năm. Đáng chú ý, mức lãi suất trên chưa bao gồm các chi phí khác. Theo đó, khi vay, khách hàng sẽ phải trả thêm các khoản chi phí vay bao gồm phí thẩm định điều kiện cho vay, phí quản lý tài sản cầm cố. Tổng chi phí vay tính theo dư nợ giảm dần.

Đơn cử, với số tiền vay 10 triệu đồng vay bằng đăng ký xe máy trả trong 6 tháng. Tổng số tiền khách hàng phải trả là hơn 12,8 triệu đồng, tương đương mức lãi 28%/6 tháng. Như vậy, nếu tính mức lãi suất và phí theo năm, người vay sẽ phải trả cho F88 mức lãi hơn 56%/năm[1].Không những thế, F88 còn thể hiện các điều khoản về xử lý tài sản cầm cố của khách hàng, bất kỳ khi nào khách hàng vi phạm nghĩa vụ đến hạn theo hợp đồng, bao gồm cả nghĩa vụ trả nợ gốc, tiền lãi và phí, F88 có toàn quyền xử lý tài sản cầm cố theo quyết định của mình. Như vậy, dù có xảy ra tranh chấp thì khách hàng cũng khó được bảo vệ quyền lợi.

Cách xử lý nợ của các công ty tài chính dỏm
Hiện nay, với nhiều hình thức cho vay và cung cấp dịch vụ tài chính hoạt động công khai, việc cho vay dễ dàng, không qua thẩm định dẫn đến hệ lụy dễ vay, khó trả. Tuy nhiên, các công ty tài chính dỏm sẽ liên kết với các công ty hoạt động đòi nợ bằng các thủ đoạn cực đoan, đòi nợ thuê núp bóng dưới vỏ bọc các công ty luật, công ty mua bán nợ. Nhóm đòi nợ thuê này cưỡng đoạt tài sản với quy mô lớn, tại nhiều tỉnh, thành phố bằng nhiều cách khác nhau như: Khi người vay không trả tiền đúng hạn hoặc mất liên lạc, bên cho vay sẽ xâm nhập, sử dụng dữ liệu danh bạ của người vay để nhắn tin, gọi điện thoại để đòi nợ một người bất kỳ dù không liên quan đến các khoản vay.
Hành động này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người không có nghĩa vụ trả nợ. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn bị các đối tượng cho vay nợ sử dụng công nghệ, cắt ghép hình ảnh với những nội dung thô tục, nhạy cảm… để đăng lên các trang mạng xã hội, làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của người bị đòi nợ, ép buộc người thân, gia đình của con nợ phải trả nợ thay.

Giải pháp nào để “tránh bẫy cho vay” từ các công ty tài chính dỏm
Vì vậy, để tránh rơi vào bẫy nợ của các công ty tài chính dỏm, cần phải cẩn trọng khi vay tiền. Trước khi quyết định vay tiền từ các công ty tài chính, người dân nên nghiên cứu và tìm hiểu về các công ty này, đánh giá mức lãi suất và điều kiện vay tiền. Điều này sẽ giúp người dân tránh được các khoản phí ẩn và lãi suất cao hơn thị trường. Đồng thời, trước khi ký hợp đồng vay tiền, người dân nên kiểm tra kỹ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản về lãi suất, phí và thời gian trả nợ. Nếu có bất kỳ điều khoản nào mơ hồ hoặc không rõ ràng, người dân nên yêu cầu các công ty tài chính giải thích rõ ràng.
Hơn nữa, cần phải xem xét kỹ lưỡng lựa chọn công ty tài chính để vay tiền. Không nên vay tiền từ các công ty tài chính không rõ nguồn gốc hoặc không có uy tín. Nên chọn các công ty tài chính có uy tín và được cấp phép bởi cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không biết chọn công ty tài chính nào, có thể tìm kiếm thông tin và đánh giá từ các nguồn đáng tin cậy trên internet hoặc hỏi ý kiến ​​của người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.
Cuối cùng, để tránh rơi vào bẫy nợ, người dân cần phải quản lý tài chính của mình một cách thông minh. Nên đưa ra một kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để có đủ tiền khi trả nợ đúng hạn. Nên tránh sử dụng khoản vay để chi tiêu không cần thiết hoặc mua sắm những món đồ không cần thiết. Điều này sẽ giúp tránh rơi vào cảnh nợ nần và tiết kiệm được nhiều khoản trong tương lai.

Tóm lại, việc vay tiền từ các công ty tài chính trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên, cần phải cẩn trọng để tránh rơi vào bẫy nợ. Cần đọc kỹ các điều khoản của khoản vay, xem xét kỹ lưỡng khả năng trả nợ, lựa chọn công ty tài chính uy tín và quản lý tài chính một cách thông minh. Chỉ khi thực hiện đúng các bước trên, mới có thể vay tiền một cách an toàn và hiệu quả.
 

[1] https://zingnews.vn/lai-suat-cho-vay-cam-do-cua-f88-post1410794.html

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Tường Vi

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay32,357
  • Tháng hiện tại282,591
  • Tổng lượt truy cập16,811,513
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây