Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Một số loại sơ đồ tư duy hỗ trợ cho cán bộ Kiểm sát viên trong xây dựng báo cáo án

Thứ năm - 20/04/2023 05:00 538 0
Thực tế áp dụng sơ đồ tư duy trong báo cáo án tác giả xin giới thiệu một số loại sơ đồ tư duy phổ biến hỗ trợ cho cán bộ Kiểm sát viên trong xây dựng báo cáo án hình sự như sau:
Sơ đồ tư duy hình tròn (Circle Map)                                  
Mục đích của sơ đồ vòng tròn là để làm rõ tội danh, các mặt khách quan của tội phạm, đề ra các yêu cầu điều tra… dựa trên những thông tin chúng ta đã biết.
Cách thức thể hiện: Một sơ đồ hình tròn bao gồm một vòng tròn lớn với một vòng tròn khác bên trong. Vòng tròn bên trong là nơi chứa chủ đề chính. Bao quanh nó là vòng tròn lớn hơn, nơi chứa những vấn đề bổ sung cho chủ đề chính.
Ví dụ: Khi báo cáo án đối với vụ án về tội trộm cắp tài sản thì cán bộ KSV cần thể hiện vòng tròn nhỏ là tội danh và các lớp vòng tròn lớn bên ngoài là các cấu thành tội phạm kèm theo chứng cứ chứng minh bổ trợ để cũng cố vấn đề tội danh cho vòng tròn chính.

(hình ảnh minh họa)
 
Sơ đồ bong bóng (Bubble Map)
Mục đích của sơ đồ bong bóng là kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ để chứng minh có hay không có hành vi phạm tội.
Cách thức thể hiện: Một sơ đồ bong bóng bao gồm vòng tròn trung tâm xuất hiện với các vòng tròn hoặc bong bóng khác bao quanh. Mỗi vòng tròn được kết nối sẽ bao gồm những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.
Ví dụ: Khi báo cáo án đối với vụ án về tội trộm cắp tài sản thì cán bộ KSV cần thể hiện vòng tròn nhỏ là tội danh và các các vòng tròn hoặc bong bóng khác bao quanh là những vấn đề phải chứng minh trong vụ án trộm cắp tài sản đó.

(Hình ảnh minh họa)
 
Sơ đồ cây (Tree Map)
Mục đích của sơ đồ cây là kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ để chứng minh của từng đối tượng có hay không có hành vi phạm tội; giúp định hướng cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra kịp thời thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu của vụ án, làm rõ bản chất vụ án, chứng minh tội phạm; làm rõ vai trò, trách nhiệm đồng phạm; giúp cho hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm được toàn diện, đầy đủ, đúng quy định của pháp luật; hạn chế việc trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để điều tra bổ sung do không đảm bảo chứng cứ chứng minh, do vi phạm tố tụng, do khởi tố, điều tra không đúng tội danh, do bỏ lọt một tội phạm khác, do không xử lý đồng phạm....
Cách thức thể hiện: Một sơ đồ cây giống như một cái cây thật với nhiều nhánh. Phần trên cùng là tiêu đề cần phải chứng minh (tội danh) hoặc chủ đề chính, bên dưới là các chủ đề phụ. Bên dưới các chủ đề phụ là thông tin liên quan, chi tiết hơn làm rõ bản chất vụ án, chứng minh tội phạm; làm rõ vai trò, trách nhiệm đồng phạm.

(hình ảnh minh họa)
 
Sơ đồ đa luồng (Multi Flow)
Mục đích của sơ đồ đa luồng là 01 bức tranh tổng thể của vụ án hình sự, chỉ ra mối liên kết giữa các thông tin, sự kiện, vấn đề chính, cũng như nhận dạng và tìm ra bản chất của vấn đề cần làm rõ trong vụ án một cách logic, chính xác, dễ dàng và hiệu quả
Cách thức thể hiện: Cách sử dụng sơ đồ nhiều luồng là bắt đầu với từ khoá đại diện cho các nội dung thông tin, từ vấn đề chính phát triển các vấn đề nhánh với các nội dung khác nhau để bổ trợ làm rõ cho vấn đề chính hoặc là một bộ phận cấu thành nên nội dung chính. Trong việc trình bày vụ án hình sự, sơ đồ đa luồng giúp hệ thống hoá và sắp xếp các thông tin, các vấn đề trong vụ án.

(hình ảnh minh họa)
 
Sơ đồ dấu ngoặc (Brace Map)
Mục đích của sơ đồ dấu ngoặc giúp phân tích từng phần của vụ án và mối quan hệ giữa chúng. Giúp theo dõi vụ án một cách trực quan, trông giống như một sơ đồ cây ngang. Sự khác biệt là sơ đồ này liệt kê tất cả các phần của toàn bộ vụ án. Loại sơ đồ này thường được sử dụng để mô tả, giải thích về diễn biến, quá trình phạm tội, thể hiện nội dung vụ án
Cách thức thể hiện: Loại sơ đồ này được xây dựng theo hình thức một chủ đề chính  tại trung tâm. Trong đó ghi nhận nội dung chính của vấn đề khi báo cáo như: hành vi lừa đảo, hành vi giết người.... và xung quanh chủ đề chính là các dấu ngoặc ghi nhận tại mỗi dấu ngoặc là một loại chứng cứ như: lời khai của bị hại, hung khí của vụ án, hình ảnh camera thu giữ tại hiện trường.... nhằm chứng minh cho nội dung được ghi nhận cho chủ đề chính. Loại sơ đồ này thường được sử dụng cho mục đích báo cáo chứng minh hoặc khẳng định hành vi phạm tội của bị can, đưa ra các chứng cứ nồi bật để buộc tội cũng như đưa ra các chứng cứ g tội để xem xét đánh giá.

(hình ảnh minh họa)
 
Trên đây là một số loại sơ đồ tư duy thường được sử dụng trong xây dựng báo cáo các vụ án hình sự, mong rằng sẽ là cơ sở để KSV, KTV, cán bộ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, để tổng hợp, phân tích và xây dựng được 01 sơ đồ tư duy có chất lượng, làm rõ bản chất của vụ án; giúp báo cáo án của KSV rõ ràng, linh hoạt, sinh động, dễ dàng tiếp cận đến người nghe một cách sáng tạo, linh hoạt và dễ hiểu.

Tác giả bài viết: Lê Xuân Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập173
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm170
  • Hôm nay20,254
  • Tháng hiện tại240,140
  • Tổng lượt truy cập16,769,062
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây