Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Nâng cao chất lượng công tác kiến nghị hoạt động tạm giữ, tạm giam

Thứ tư - 29/12/2021 19:18 1.154 0
Kiến nghị là một trong những quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Việc thực hiện tốt nhiệm vụ này nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm trong hoạt động tư pháp, kiến nghị các cơ quan hữu quan khắc phục vi phạm để bảo đảm cho hoạt động tư pháp được thực hiện nghiêm minh, công bằng, dân chủ và khách quan, bảo vệ quyền con người, các quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của các tổ chức và công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận; ngoài ra góp phần quan trọng trong việc khẳng định vai trò và nâng cao vị thế của Ngành Kiểm sát nhân dân trong hệ thống các cơ quan tư pháp.
Tác giả đưa ra một số kinh nghiệm, kỹ năng trong việc xây dựng các bản kiến nghị trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam để các đồng nghiệp tham khảo nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiến nghị nói chung và công tác kiến nghị trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam tại các cơ sở giam giữ nói riêng, cụ thể như sau:
Khi soạn thảo văn bản kiến nghị trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, Kiểm sát viên cần nắm vững những nội dung sau:
* Một là, văn bản kiến nghị phải được thực hiện đúng theo biểu mẫu do VKSND tối cao thống nhất ban hành.
Căn cứ Quyết định số: 39/QĐ-VKSTC ngày 26/01/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao về Ban hành biểu mẫu nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự (được sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn tại Công văn số: 1281/VKSTC-V§ ngày 27/3/2020 của VKSND tối cao) thì văn bản kiến nghị có các loại biểu mẫu khác nhau. Cụ thể là:
- Biểu mẫu số: 55/TG là mẫu được sử dụng trong trường hợp Viện kiểm sát không trực tiếp kiểm sát nhưng thông qua các phương thức kiểm sát khác đã phát hiện quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong tạm giữ, tạm giam cần phải kiến nghị
- Biểu mẫu số: 57/TH là kiến nghị được sử dụng trong trường hợp Viện kiểm sát tiến hành trực tiếp kiểm sát đã phát hiện quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng của cơ quan, tô chức, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong tạm giữ, tạm giam (có thể có cả thi hành án phạt tù) cần phải kiến nghị
Như vậy, về cơ bản, các mẫu 55/TG, 57/TH đều là biểu mẫu tổng hợp dùng để kiến nghị đối với những hành vi hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Riêng kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức hữu quan như các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước, cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến tạm giữ, tạm giam để yêu cầu khắc phục, áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm thì hiện nay VKSND tối cao chưa ban hành biểu mẫu. Tuy nhiên, căn cứ vào hệ thống biểu mẫu do Viện trưởng VKSND tối cao ban hành, Kiểm sát viên được giao xây dựng dự thảo kiến nghị có thể vận dụng biểu mẫu số: 55/TG hoặc 57/TH để tham mưu cho Lãnh đạo Viện ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ - Công an huyện
* Hai là, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản kiến nghị phải bảo đảm đúng, yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân.
Ngoài phần đầu ghi những thông tin chung như quốc hiệu và tiêu ngữ, tên cơ quan Viện kiểm sát ban hành văn bản, số, ký hiệu văn bản và tiêu để của văn bản thì kiến nghị còn có hai phần: cơ bản là Phần căn cứ pháp lý và Phần quyết định kiến nghị.
Tuy nhiên, Kiểm sát viên cần lưu ý: Đối với kiến nghị theo mẫu số: 55/TG là mẫu kiến nghị được sử dụng trong trường hợp Viện kiểm sát không trực tiếp kiểm sát nhưng thông qua các phương thức kiểm sát khác đã phát hiện được các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật hoặc những sơ hở, thiếu sót trong việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Do đó, khi kiến nghị chỉ cần viện dẫn đầy đủ các căn cứ pháp lý như biểu mẫn đã nêu và tùy theo vi phạm hoặc những sơ hở, thiếu sót đã phát hiện đề đặt tên cho phù hợp.
Đối với biểu mẫu số: 57/TH là mẫu được sử dụng khi thực hiện hoạt động trực tiếp kiểm sát tại cơ sở giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự và đã ban hành kết luận trực tiếp kiểm sát. Đồng thời trong kết luận này đã đánh giá, kết luận về các quyết định, hành vi có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng được phát hiện. Do đó, trường hợp kiến nghị đối với những vi phạm pháp luật xảy ra ở cả việc tạm giữ, tạm giam và cả việc thi hành án phạt tù thì tên của văn bản kiến nghị và phần căn cứ pháp lý phải ghi đầy đủ các căn cứ pháp luật như biểu mẫu 57/TH đã nêu. Trường hợp chỉ kiến nghị đối với vi phạm pháp luật trong tạm giữ, tạm giam thì viện dẫn các căn cứ pháp lý giống như biểu mẫu 55/TG đã nêu và tùy theo vi phạm hoặc những sơ hở, thiếu sót đã phát hiện đề đặt tên cho phù hợp.
* Ba là, khi soạn thảo văn bản kiến nghị, Kiểm sát viên chú ý sử dụng từ ngữ, diễn đạt, lập luận logic. Đồng thời để thể hiện chính xác, đầy đủ các phần căn cứ pháp lý và phần quyết định kiến nghị, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hướng dẫn cụ thể của VKSND tối cao về những nội dung cần nêu tại các mục còn trống và lưu ý một số vấn đề sau đây:
+ Về tên của văn bản: Nếu kiến nghị bao gồm cả quyết định và hành vi vi phạm thì ghi đầy đủ là: “Kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật...”; nếu chỉ có quyết định vi phạm hoặc hành vi vi phạm thì chỉ ghi “Kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam” hoặc “Kiến nghị hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam ".
+ Về phần căn cứ pháp lý: Ngoài việc viện dẫn đầy đủ các quy định của văn bản pháp luật có liên quan như trong biểu mẫu đã ghi, trường hợp phải viện dẫn căn cứ Kết luận trực tiếp kiểm sát (kiến nghị theo mẫu 57/TH) thì phải ghỉ đủ thông tin về số, ngày, tháng, năm ban hành bản Kết luận. Đồng thời, căn cứ nội dung vi phạm đã được xác định trong bản Kết luận để trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng những vi phạm pháp luật của cơ sở giam giữ và nêu rõ các quy định pháp luật (như điều, khoản, điểm của văn bản pháp luật) mà hành vi hoặc quyết định đã vi phạm. Chú ý phân loại vi phạm theo từng nhóm như:
Nhóm vi phạm về thủ tục pháp lý; nhóm vi phạm trong công tác quản lý, phân loại, tổ chức giam, giữ; nhóm vi phạm trong việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam... và phân tích, đánh giá mức độ vi phạm cũng như nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trực tiếp đến vi phạm.
Trường hợp thực hiện kiến nghị theo mẫu 55/TG đối với những quyết định, hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thâm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam thì phải nêu rõ căn cứ quyết định số, ngày, tháng, năm của cơ quan, đơn vị nào có vi phạm pháp luật hoặc hành vi nào của người có thẩm quyền vi dung vi phạm pháp luật trong quyết định hoặc hành vi của người có thẩm quyền mà không nêu tóm tắt vi phạm pháp luật. Đồng thời phải nêu đầy đủ, rõ ràng nội dung vi phạm.
+ Về phần quyết định kiến nghị: Phải nêu rõ yêu cầu Thủ trưởng đơn vị được kiểm sát (đối với kiến nghị theo mẫu số 57/TH) hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền (đối với kiến nghị theo mẫu số 55/TG) tổ chức thực hiện các nội dung: khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp phòng ngừa (nếu có). Đồng thời, yêu cầu trả lời cho VKS (cơ quan ban hành kiến nghị) biết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Lưu ý: Nếu là kiến nghị đối với quyết định thì yêu cầu ra văn bản hủy bỏ quyết định có vi phạm; nếu kiến nghị đối với hành vi vi phạm pháp luật thì yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu khắc phục đối với hậu quả do quyết định, hành vi vi phạm gây ra (nếu có) hoặc xử lý người vi phạm pháp luật hoặc áp dụng biện pháp phòng ngừa vi phạm (nếu có).
* Bốn là, sau khi dự thảo xong văn bản kiến nghị, Kiểm sát viên cần lưu ý:
+ Trường hợp kiến nghị theo biểu mẫu 57/TH thì tại buổi công bố dự thảo
luận, dự thảo kiến nghị sẽ được công bố cùng với dự thảo Kết luận trực tiếp kiểm sát. Sau khi công bố các dự thảo này, nếu đơn vị được kiểm sát có ý kiến thì Trưởng đoàn trao đôi, tiếp thu ý kiến (nếu có) để hoàn thiện văn bản kiến nghị. Sau buổi công bố các văn bản dự thảo, Trưởng đoàn trực tiếp hoặc chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo.
+ Trường hợp kiến nghị theo biểu mẫu 55/TG, sau khi xây dựng xong dự thảo, Kiểm sát viên trình dự thảo cho Lãnh đạo Viện nghiên cứu trực tiếp hoặc chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoàn thiện dự thảo.
* Năm là, sau khi hoàn thiện kiến nghị, Kiểm sát viên trình Lãnh đạo Viện ký ban hành kiến nghị chính thức.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiến nghị của Viện kiểm sát trong hoạt động tư pháp nói chung và kiến nghị trong hoạt động tạm giữ, tạm giam của các cơ sở giam giữ nói riêng, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải vận dụng linh hoạt các phương thức kiểm sát như kiểm sát trực tiếp thường kỳ và đột xuất, yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan, trực tiếp gặp hỏi người bị tạm giữ, tạm giam hoặc thông qua phản ánh của người dân để phát hiện các vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm giam, thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục, chấm dứt hành vi vi phạm và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật.
- Khi kiểm sát các quyết định về tạm giữ, tạm giam, Kiểm sát viên cần xem xét thận trọng về mẫu, căn cứ, thẩm quyền, thời hạn ra quyết định, nội dung, thời hạn gửi quyết định, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định chính xác, đầy đủ các vi phạm, trên cơ sở đó kháng nghị, kiến nghị triệt để các vi phạm xảy ra.
- Khi đã xác định hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên cần nhanh chóng thu thập đầy đủ các quyết định, tài liệu liên quan đến vi phạm pháp luật, tiến hành phân tích, đánh giá tính chất của vi phạm pháp luật (ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng), hậu quả của vi phạm ra sao, có xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hay không, từ đó báo cáo Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định kháng nghị hay kiến nghị đối với hành vi, quyết định đó.
- Thông qua trực tiếp kiểm sát, nếu phát hiện vi phạm trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, Kết luận trực tiếp kiểm sát chỉ kết luận nêu rõ vi phạm còn những nội dung kháng nghị, kiến nghị (nếu có) thì ban hành văn bản riêng để phù hợp với Quy chế thông tin báo cáo... và các chỉ tiêu trong công tác thống kê tội phạm của Ngành. Nhưng đối với sơ hở, thiếu sót hoặc nguyên nhân, điều kiện có thể dẫn đến vi phạm pháp luật thì tùy tình hình, điều kiện thực tế có thể kiến nghị ngay trong kết luận kiểm sát mà không nhất thiết phải ban hành kiến nghị bằng văn bản riêng.
- Hiện nay Viện kiểm sát tối cao chưa ban hành mẫu kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức hữu quan trong trường hợp yêu cầu khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm trong việc tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, tại hiện nay Kiểm sát viên cũng có thể vận dụng hướng dẫn thực hiện các biểu mẫu số: 55/TG hoặc 57/TH để tham mưu cho Lãnh đạo Viện ban hành các văn bản kiến nghị đối với các cơ quan này.

Tác giả bài viết: Nguyễn Chí Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm43
  • Hôm nay3,280
  • Tháng hiện tại452,505
  • Tổng lượt truy cập17,336,295
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây