Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Thị xã Ayun Pa: Phiên tòa rút kinh nghiệm chung của Viện kiểm sát và Tòa án là bước đột phá mới trong tiến trình cải cách tư pháp ở địa phương

Thứ tư - 12/04/2017 21:07 1.524 0
Vừa qua, Tòa án nhân dân thị xã Ayun Pa đã đưa ra xét xử công khai vụ án hình sự Lê Xuân T phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự.
Được biết, đây là phiên tòa rút kinh nghiệm chung theo tinh thần cải cách tư pháp lần thứ 2 của cả Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân thị xã Ayuna Pa.
Phiên tòa có sự tham dự của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai và Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, cùng Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thư ký hai đơn vị Viện kiểm sát thị xã Ayun Pa và Tòa án nhân dân thị xã Ayun Pa.
 
Toàn cảnh phiên tòa
 
Phiên tòa diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền của Bị cáo cũng như những người tham gia tố tụng khác. Khi phiên tòa chuyển qua phần xét hỏi, bị cáo có dấu hiệu không tốt về sức khỏe, Thẩm phán điều khiển phiên tòa đã tạm ngừng phiên tòa để kiểm tra sức khỏe của bị cáo, đảm bảo bị cáo đủ sức khỏe để tiếp tục tham gia phiên tòa, đồng thời trong quá trình xét hỏi, vì lý do sức khỏe bị cáo được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày. Qua đó, thể hiện được trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, bảo vệ được quan điểm của Viện kiểm sát.

Kết thúc phiên tòa, đồng chí Trần Công Hùng – Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai và đồng chí Nguyễn Thanh Hảo – Phó Chánh án Phụ trách Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đồng chủ trì họp rút kinh nghiệm đối với Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Cuộc họp đã góp ý một cách toàn diện, sâu sắc và nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với những thiếu sót của Thẩm phán trong quá trình điều hành phiên tòa, về kỹ năng tham gia xét hỏi, tranh luận của Kiểm sát viên. Qua đó, cũng là bài học chung cho tất cả các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Cán bộ công chức của hai đơn vị.

Qua các phiên tòa rút kinh nghiệm đã giúp Thẩm phán, Kiểm sát viên thấy được những ưu, nhược điểm của bản thân và có hướng khắc phục trong thời gian tới, đồng thời Lãnh đạo cấp trên của hai ngành cũng có sự đánh giá, nhận xét sâu sát, thực tế về kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh, tác phong của Thẩm phán và Kiểm sát viên, có sự định hướng trong công tác rèn luyện, bồi dưỡng cho đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, nhằm đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm chung đối với Thẩm phán và Kiểm sát viên là một mô hình mới trong năm 2017. Do đó, để thực hiện tốt các phiên tòa rút kinh nghiệm thì công tác phối hợp giữa hai ngành Tòa án – Viện kiểm sát là một khâu rất quan trọng. Quá trình thực hiện, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Ayun Pa thấy rằng, để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp, chuẩn bị, cụ thể cần tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn vụ án đủ điều kiện để tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm
Qua nắm bắt tình hình địa phương, hiện nay ngành Tòa án cũng có chỉ tiêu tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng của Thẩm phán và nâng cao chất lượng phiên tòa. Đồng thời qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét thấy vụ án có  đủ các điều kiện để tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, Kiểm sát viên đã chủ động đề xuất Lãnh đạo phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm chung cho cả Kiểm sát viên và Thẩm phán. Lãnh đạo đơn vị đã trao đổi với Lãnh đạo Tòa án, thống nhất chọn án và phối hợp thực hiện.

Bước 2: Lên kế hoạch thực hiện cho cả hai cơ quan
Viện kiểm sát chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm chung đối với Thẩm phán và Kiểm sát viên. Kế hoạch nêu rõ yêu cầu, mục đích của việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm đối với mỗi cơ quan nói riêng cũng như đối với công tác cải cách tư pháp nói chung. Nhiệm vụ cụ thể của mỗi cơ quan, của Kiểm sát viên và Thẩm phán.

Bước 3. Tổ chức thực hiện
Đối với Viện kiểm sát: Phân công Kiểm sát viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ để tham gia xét xử; Kiểm sát viên được phân công chủ động nghiên cứu và trích cứu hồ sơ đầy đủ; nắm chắc các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết của vụ án; báo cáo án, soạn thảo đề cương xét hỏi, dự thảo luận tội và dự kiến các tình huống phát sinh tại phiên tòa, các nội dung đối đáp, tranh luận tại phiên tòa trình Lãnh đạo duyệt.
Đối với Tòa án: Phân công Thẩm phán có năng lực chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành xét xử. Tòa án chủ động mời Hội thẩm nhân dân có năng lực, kinh nghiệm trong công tác xét xử để tham gia xét xử. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được phân công nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án. Thẩm phán nắm rõ quy trình điều khiển phiên tòa, dự kiến các tình huống xảy ra tại phiên tòa, đảm bảo phiên tòa diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
Thống nhất về thời gian và địa điểm mở phiên tòa; thống nhất với Lãnh đạo Cơ quan Công an cùng cấp về việc cử lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp để bảo vệ trật tự phiên tòa; Kiểm sát viên và Thẩm phán được phân công xét xử thường xuyên trao đổi và thống nhất để tổ chức phiên tòa đảm bảo quy định.
Đảm bảo phiên tòa có sự tham dự đầy đủ của Lãnh đạo, các Kiểm sát viên, Thẩm phán và cán bộ công chức hai cơ quan. Đồng thời, mời Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai và Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai, cùng Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát tỉnh tham dự phiên tòa.

Bước 4. Tổ chức họp rút kinh nghiệm chung
Kết thúc phiên tòa, Lãnh đạo hai ngành chủ trì họp rút kinh nghiệm, qua đó nhận xét, đánh giá về những ưu, khuyết điểm của Kiểm sát viên, Thẩm phán; chỉ đạo các biện pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong thời gian tới, bảo đảm các vụ án hình sự, dân sự được giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Định hướng trong thời gian tới: Nhằm tiếp tục phát huy công tác phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, qua đó rèn luyện kỹ năng cho đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán, trong tời gian tới khi tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm hai cơ quan sẽ tiếp tục mời Lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh cùng các phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo Tòa án tỉnh tham dự phiên tòa, góp ý rút kinh nghiệm cho Kiểm sát viên, Thẩm phán. Đồng thời, mời đại diện lãnh đạo Ban chỉ đạo cải cách tư pháp của thị xã tham dự phiên tòa để qua đó có sự nhìn nhận, đánh giá thực tế, khách quan hơn về công tác tư pháp tại địa phương. Qua đó, thấy được rằng công tác cải cách tư pháp tại địa phương đã được nâng cao một bước, đồng thời hứa hẹn đây là giải pháp đột phá mới về công tác tự đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp cần được tiếp tục nhân rộng và triển khai thực hiện.

Tác giả bài viết: Hoàng Thị Kim Trâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay7,300
  • Tháng hiện tại305,922
  • Tổng lượt truy cập16,834,844
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây