Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Phòng chống dịch đừng quên “vũ khí” vắc-xin!

Thứ hai - 22/08/2022 04:46 307 0
Sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, Chính phủ đã liên tục chỉ đạo phải giữ vững thành quả chống dịch, nhưng ở không ít địa phương, cơ sở đã xuất hiện tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.
Trong đó, một số nơi người dân đã “lạnh nhạt” với vắc xin, cho rằng, tiêm vaccine phòng Covid-19 có hại, thậm chí vô sinh, mất trí nhớ… Một số người khác lại có tư tưởng chủ quan, lơ là, nghĩ rằng, tiêm 2 mũi vaccine là đủ, không cần tiêm mũi tăng cường vì vậy khiến tốc độ tiêm vắc xin còn chậm, tồn đọng vắc xin COVID-19 tại nhiều nơi, dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh việc tiêm chủng trong thời gian tới.
Đây là những quan điểm, cách hiểu chưa đúng, không có cơ sở khoa học. WHO đã khẳng định, vắc xin phòng COVID-19 không liên quan đến đột biến gen, khả năng sinh sản cũng như không ảnh hưởng đến trí nhớ của người được tiêm. Lượng kháng thể từ việc chích ngừa COVID-19 không duy trì lâu dài mà sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, tiêm vắc xin phòng COVID-19 tăng cường mũi 3, mũi 4 sẽ làm tăng hiệu lực bảo vệ, giúp cơ thể sản xuất đủ kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2.
Cũng theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vắc xin được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng đối với tất cả các biến thể SARS-CoV-2 (bao gồm cả biến thể phụ BA.5). Do đó, các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó, như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.
Vẫn theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia và đã xuất hiện tại Việt Nam. Biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể phụ BA.2 (biến thể phụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay). Do đó, trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn trong cộng đồng ở nước ta. Như vậy, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biển thể phụ BA.5.
 
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 – nguồn internet
 
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhắc lại kinh nghiệm "xương máu" khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhanh khó lường, chưa tiếp cận được vắc xin do vắc xin khan hiếm trên toàn cầu, chưa có nhiều kinh nghiệm phòng chống dịch năng lực y tế hạn chế, chúng ta buộc phải dùng các biện pháp hành chính để chống dịch, vừa lúng túng, bị động, vất vả, vừa nhiều mất mát, hy sinh, vừa ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh "Xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, chúng ta không bao giờ quên được những ngày tháng khó khăn như vậy".
Thực tiễn cho thấy, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp. Trên thế giới đã xuất hiện biến chủng mới ở nhiều nước, có nước xuất hiện hàng trăm nghìn ca mắc mới mỗi ngày, trong khi kinh nghiệm cho thấy các nước phát triển thường bùng phát dịch trước Việt Nam khoảng vài tháng.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 4/7/2022, tổng số ca mắc trên thế giới vượt 554 triệu ca, trên 6,3 triệu ca tử vong. Dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron, nhất là tại khu vực châu Âu. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật châu Âu (ECDC) khuyến cáo các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó, như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.
Với lẽ đó, mọi tầng lớp nhân dân cần tiếp tục thống nhất nhận thức và hành động: Phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; phòng dịch tốt thì không phải chống dịch... Đồng thời, vắc xin COVID-19 được xem là “hộ chiếu” giúp bảo vệ cơ thể và làm giảm nguy cơ lây nhiễm SARS- CoV-2, đối với người nhiễm SARS- CoV-2 sẽ làm giảm triệu chứng nặng và tử vong, đặc biệt là sự xuất hiện biến chủng Omicron. Vì vậy, vắc xin vẫn là vũ khí quyết định, cùng với việc củng cố, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở, việc tiêm đầy đủ vắc xin liều nhắc lại là rất cần thiết, nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần ngăn chặn lây lan và đẩy lùi dịch bệnh. Việc tiêm vắc xin là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người để bảo vệ chính mình, gia đình và cộng đồng.

Tác giả bài viết: Lê Xuân Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay6,572
  • Tháng hiện tại305,194
  • Tổng lượt truy cập16,834,116
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây