Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Học tập phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua mẫu chuyện “Nước nóng, nước nguội”

Thứ hai - 26/07/2021 13:41 5.404 0
Phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người chung quanh.
Trong ứng xử, Người rất chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân tình, hay một câu nói đùa, Người đã tạo ra một bầu không khí thân mật, thoái mái, thân thiện như trong một gia đình. Sự ân cần, nồng hậu, xóa bỏ mọi nghi thức, đi thẳng đến trái tim con người bằng tình cảm chân thực, tự nhiên. Đó là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của Người và câu chuyện “Nước nóng, nước nguội” là một trong những cách thể hiện phong cách ứng xử đó của Bác.
Bác Hồ gặp gỡ bà con nông dân (ảnh sư tầm)
Câu chuyện “Nước nóng, nước nguội” theo lời kể của tác giả Nguyễn Việt Hồng, lúc bấy giờ là những buổi đầu kháng chiến chng Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sĩ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám. Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đồng chí cán bộ trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng và nói: Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên: Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cườiÀ, ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói: Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.
Lời dạy của Bác qua câu chuyện “Nước nóng, nước nguội” thực ra rất gần gũi, nó xuất phát từ những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là tình thương yêu con người, sống có nghĩa, có tình. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người viết: “Học chủ nghĩa Mác - Lênin là để sống với nhau có nghĩa có tình. Nếu sống với nhau không có nghĩa có tình thì làm sao coi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Anh hùng và Chiến sĩ thi đua Nông nghiệp năm 1957 (ảnh sưu tầm)
Những lời dạy đó tuy đơn gin, dễ hiểu mà vô cùng sâu sắc. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải có sự chân thành, bình dị và khiêm tốn trong công việc đừng bao giờ đặt mình cao hơn người khác mà trái lại luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người xung quanh. Với một lời chào chân tình, một nụ cười niềm nở, một cử chỉ thân thiện giữa cán bộ với nhau, giữa cán bộ với nhân dân sẽ xóa bỏ mọi sự cách biệt về chức vụ, địa vị, giữa cấp trên cấp dưới, giữa cán bộ với nhân dân, đem đến cho mọi người ý thức về sự bình đẳng hoàn toàn giữa những con người tự do và dân chủ trên cơ sở tôn trọng giá trị nhân phẩm con người.
Bê cạnh đó, phải luôn ân cần, niềm nở; vừa thân ái, lại nhiệt tình; khi cần thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình nghiêm khắc, nhưng nghiêm khắc mà vẫn độ lượng, khoan dung để nâng con người lên chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người. Trong công tác xây dựng Đảng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Người chỉ rõ khi tự phê bình và phê bình phải góp ý cho nhau một cách thẳng thắn, có tính xây dựng, vì mục đích, lợi ích chung chứ không vì quan điểm cá nhân mà trù dập, công kích, kéo bè, kéo cánh, nói xấu, hạ bệ lẫn nhau. Đối với cán bộ, đảng viên có lỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng mong muốn và tạo điều kiện cho họ sửa chữa lỗi lầm, vì theo Người: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.
Qua đó, mỗi cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ ngành Kiểm sát nói riêng phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, xây dựng tốt mối đoàn kết trong đơn vị, đoàn kết nhân dân, quan hệ đồng chí, đồng đội, cấp trên, cấp dưới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong đơn vị. Hành động đó là việc chúng ta đã và đang học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" chính là một giải pháp quan trọng, thiết thực góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thông qua việc học tập và làm theo phong cách ứng xử của Người, sẽ khắc phục những hạn chế khi ứng xử trong công tác và cuộc sống đời thường, thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với làm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị trong sáng, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Ngành và nhân dân giao phó.

Tác giả bài viết: Lê Xuân Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay5,233
  • Tháng hiện tại303,855
  • Tổng lượt truy cập16,832,777
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây