Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Học tập chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần “tương thân tương ái” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Thứ tư - 29/12/2021 19:23 16.374 0
Tấm lòng nhân ái, bao dung, yêu thương con người đã làm nên giá trị tinh thần lớn lao và sâu sắc của vị Cha già kính yêu - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm vì con người của Bác đã trở thành một triết lý nhân sinh cao cả, kết tinh từ những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại.
Người là một vị lãnh tụ cách mạng thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cả cuộc đời của Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà Người còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Tình yêu thương con người ở Người là một tình cảm vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương và giàu tính nhân văn hành động. Người đã giành tình yêu thương cho tất cả mọi người. Tấm lòng nhân ái, bao dung, yêu thương con người đã làm nên giá trị tinh thần lớn lao và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm vì con người của Bác đã trở thành một triết lý nhân sinh cao cả, kết tinh từ những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Thương nhân dân đời sống khó khăn, Bác nhắc nhở nhiệm vụ thường xuyên là xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển; người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm. Kinh tế có phát triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên, khi đã có chính quyền, phải xây dựng bộ máy trong sạch vững mạnh, đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, xa dân; phải dựa vào dân, khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong nhân dân.
Hiện nay cả thế giới, trong đó có Việt Nam đều đang gánh chịu hậu quả về mọi mặt do đại dịch COVID – 19 gây ra. Như chúng ta biết đại dịch COVID-19 là vô cùng nghiêm trọng: Lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao và cái chết đến rất nhanh, chưa có thuốc đặc trị. Bên cạnh đó dịch bệnh đưa đến những đảo lộn trong cuộc sống như bị cách ly, bị phong tỏa, sản xuất kinh doanh, giao thông, du lịch đình trệ, không có việc làm, giảm hoặc mất thu nhập, sự cô đơn... Trẻ em và thanh thiếu niên không được đến trường mất đi sự giao lưu trực tiếp với bạn bè, học online căng thẳng… Người già cô đơn càng thấy cô đơn hơn, không có người chăm sóc, mất người thân…Trước khi nổ ra dịch Covid-19, từ tháng 3-2020, thì nền kinh tế của nhiều nước, trong đó có Việt Nam đều bình thường. Chỉ khi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, mà trước hết và chủ yếu là: Hạn chế đi lại, giao thông vận tải, giao tiếp và hầu như cấm đi lại, giao thông vận tải và giao tiếp xã hội trong các đợt cách ly xã hội đã làm cho việc cung ứng các đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh bị sụt giảm mạnh (giảm cung xã hội), việc tiêu dùng xã hội và đầu tư giảm mạnh (giảm cầu), dẫn đến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc dừng hoạt động, người lao động phải làm việc thời gian ngắn lại hoặc nghỉ việc, mất việc làm.Hậu quả là doanh nghiệp, người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập, không còn đủ dòng tiền để duy trì hoạt động của doanh nghiệp (trả tiền thuê đất và nhà xưởng, trả nợ ngân hàng đến hạn, trả lương cho người lao động làm việc ngắn hoặc phải nghỉ việc, trả chi phí cho việc phòng chống dịch ở doanh nghiệp …) và duy trì cuộc sống của người lao động, những người phụ thuộc (người lớn tuổi, không có bảo hiểm xã hội, không đi làm, trẻ em) vì không đủ tiền để trả tiền nhà, tiền thức ăn và sinh hoạt, tiền chăm sóc y tế …
Đak Pơ một huyện nằm trong dải đất Tây Nguyên và cũng là một trong số những đơn vị tỉnh thành chịu ảnh hưởng to lớn của đại dịch Covid – 19, với đặc điểm tình hình kinh tế trên địa bàn huyện từ trước vốn đã nhiều khó khăn nay lại chồng thêm khó khăn vì người dân bị cách y y tế theo quy định ảnh hưởng đến việc canh tác, gieo trồng; người lao động từ thành phố thất nghiệp đổ về địa phương nhưng không có việc làm, không có nguồn thu nhập để duy trì cuộc sống; vì hạn chế đi lại, giao thông vận tải nên việc lưu thông hành hóa ảnh hưởng trầm trọng, nguồn nông sản tại địa phương không tiêu thụ kịp….
Đứng trước tình hình khó khăn mọi mặt tại địa phương, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Đak Pơ đã kịp thời phát động, xây dựng kế hoạch tuyên truyền thành nhiều đợt tại một số làng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm hướng dẫn, giải thích đến từng hộ dân về cách phòng, chống bệnh Covid – 19 để người dân hiểu rõ, làm thay đổi nhận thức, hành vi của nhiều người, giúp người dân có trách nhiệm hơn với cộng đồng trong phòng, chống đại dịch, không bị những luận điệu xuyên tạc, chống phá Đảng, chống phá chính quyền làm lung lay niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước trong tình hình mới.
Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid 19
Đồng thời đơn vị đã tiến hành một số hoạt động mang tính thiết thực, cấp bách, góp phần chung tay hỗ trợ chính quyền địa phương giải quyết khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid -19 như: Đoàn thanh niên tham gia thu hoạch rau, củ, quả ủng hộ đồng bào Miền Nam; cán bộ công chức trong đơn vị thực hiện đóng góp cho cuộc vận động “Vì người nghèo”; ủng hộ cho công tác phòng, chống Covid – 19 do Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện phát động; Công đoàn cơ quan cũng phát động đoàn viên hỗ trợ cho cán bộ, đội ngũ y – bác sỹ điều trị bệnh nhân Covid – 19 tại Trung tâm y tế huyện Đak Pơ……tổng đóng góp của đơn vị qua các phong trào, chương trình với số tiền khoảng hơn 6.000.000đồng. Tuy sự đóng góp không phải là lớn, nhưng thể hiện tính trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, sự quan tâm, đùm bọc của cán bộ, Đảng viên trong đơn vị trước khó khăn của người dân, của chính quền địa phương trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19.
Thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ Cơ sở điều trị Covid 19 huyện Đak Pơ
Bằng chính những việc làm cụ thể chúng ta đã học tập Bác, sống vì mọi người, luôn nêu cao tinh thần tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Để nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái mà Bác đã dạy chúng ta hãy chung sức, chung lòng sưởi ấm những người nghèo xung quanh chúng ta là việc làm thiết thực nhất để hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”./.

Tác giả bài viết: Mạc Thị Thu Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập403
  • Hôm nay29,546
  • Tháng hiện tại169,656
  • Tổng lượt truy cập16,698,578
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây