Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Đẩy mạnh công tác Bình đẳng giới, Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai

Thứ năm - 25/10/2018 04:59 1.860 0
Xác định công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, trong những năm qua.
Ban Cán sự Đảng và tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực gắn với việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), tạo điều kiện thuận lợi cho nữ công chức, người lao động VKSND hai cấp vươn lên trong học tập, công tác, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tích cực tham gia các hoạt động xã hội cũng như công tác chuyên môn nghiệp vụ của Ngành.


Đ/c Trần Công Hùng, Phó Viện trưởng, Chủ tịch Công đoàn VKSND tỉnh tặng hoa, chúc mừng Ban Nữ công nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2018

 
Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh số 1039/QĐ-VKS-P9 ngày 14/01/2011, sau nhiều lần kiện toàn, đến năm 2017 được kiện toàn theo Quyết định 12/QĐ-VKS-P15 ngày 14/02/2017 với 06 thành viên; 01 đồng chí Phó Viện trưởng là Trưởng ban, các thành viên khác đồng thời kiêm nhiệm các chức vụ đoàn thể như: Chi hội Luật gia, Ban Chấp hành Công đoàn, Bí thư Chi đoàn, Ban Nữ công và Thanh tra Viện KSND tỉnh. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã xây dựng và tham mưu Viện trưởng ký ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban VSTBCPN (Quyết định số 01/QĐ-BVSTBPN ngày 25/4/2014); thường xuyên đổi mới hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với Ban Cán sự Đảng, Viện trưởng VKSND tỉnh việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ theo phạm vi, thẩm quyền; đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động, lựa chọn mô hình điển hình trong công tác bình đẳng giới, VSTBCPN để nhân rộng. Phối hợp thực hiện tốt quy định lấy ý kiến tham gia của Ban VSTBCPN trước khi người có thẩm quyền quyết định các vấn đề về công tác tổ chức đối với cán bộ nữ (đào tạo, quy hoạch, bố trí, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, đánh giá, thực hiện chế độ, chính sách...) và trong soạn thảo, xây dựng văn bản về cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan đến bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Công tác tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới, VSTBCPN, cán bộ hoạch định chính sách ở VKSND hai cấp và công tác thống kê, báo cáo được quan tâm, thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ban VSTBCPN tỉnh Gia Lai.


Đ/c Lê Thị Thu Hà, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh chụp ảnh lưu niệm với chị em phụ nữ cơ quan VKSND tỉnh

 
Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về công tác bình đẳng giới, VSTBCPN và vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức nữ trong ngành Kiểm sát nhân dân được quan tâm, chỉ đạo thực hiện trong Kế hoạch công tác của Ngành. Theo đó, các hình thức thông tin, tuyên truyền cụ thể đã được triển khai thực hiện như: Qua Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát tỉnh; qua hoạt động tọa đàm, giao lưu học tập kinh nghiệm của Ban Nữ công, Chi hội Luật gia, Ban Chấp hành Công đoàn và qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, cuộc thi “Chúng tôi là Kiểm sát viên”...Việc xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ nữ được thực hiện đúng Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác cán bộ và Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Kết quả đạt được như sau:

Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt 6,45% (08/124); 02 đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và 01 đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh – Đạt 2,42% (03/124). Trong đó: 01 đồng chí là Phó Bí thư Đảng ủy cơ sở Viện KSND tỉnh – Đạt: 0,81% (01/124).

Tỷ lệ lãnh đạo nữ cấp Sở, ngành, đoàn thể: 01 đồng chí là Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh – Đạt: 0,81% (01/124). Tỷ lệ lãnh đạo nữ cấp phòng đạt 13,71% (17/124). Trong đó: Có 10 đồng chí là lãnh đạo Viện KSND cấp huyện (02 Viện trưởng, 08 Phó Viện trưởng); 06 đồng chí là Phó Trưởng phòng và 01 đồng chí là Kế toán trưởng Viện KSND tỉnh. Tỷ lệ nữ trong quy hoạch lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ hiện tại: 30 đồng chí – Đạt 24,19% (30/124). Tỷ lệ đơn vị có nữ trong ban lãnh đạo chủ chốt: 07 đơn vị/18 Viện kiểm sát hai cấp – Đạt 39%. Tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức danh Kiểm sát viên đạt 45,16% (56/124).

Công tác phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản pháp luật về Bình đẳng giới: Ban VSTBCPN Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 452/KH-VKS-VP ngày 20/4/2016 để thực hiện Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, về tăng cường sự lãnh đạo trong công tác vì sự tiến bộ phụ nữ của Viện kiểm sát nhân dân, trong đó quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bình đẳng giới và VSTBCPN. Trọng tâm là, tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV, quy định của pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; trong đó có Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị, về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 55-KL/TW ngày 18/01/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 24/7/2007 của Bộ Chính trị; Kết luận của Ban Bí thư, về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong tình hình mới” (tại Thông báo số 196-TB/TW ngày 16/3/2015 của Ban chấp hành Trung ương); Luật Bình đẳng giới; Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11 - NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.


Lãnh đạo VKSND tỉnh chụp ảnh lưu niệm với nữ cán bộ, công chức cơ quan VKSND tỉnh nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

 
Xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Gia Lai theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan đến công tác bình đẳng giới, VSTBCPN; trong đó chú trọng ý kiến tham gia của cán bộ, công chức nữ trong việc xây dựng pháp luật, chính sách về bình đẳng giới. Lồng ghép, phối hợp hoạt động bình đẳng giới, VSTBCPN với hoạt động của cơ quan, các tổ chức đoàn thể và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, cụ thể như: Phối hợp với Lãnh đạo cơ quan tổ chức cho gần 60 lượt cán bộ nữ đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh Miền Tây, Quảng Bình, Quảng trị và Khánh Hòa; tổ chức buổi tọa đàm, trao đổi, học tập giữa cán bộ, công chức là cán bộ nữ trong toàn ngành Kiểm sát Gia Lai, với 117 đại biểu tham dự. Đơn vị đã 02 lần tổ chức Cuộc thi “Chúng tôi là Kiểm sát viên” để tuyên truyền, giới thiệu về Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thu hút gần 100 lượt cán bộ nữ tham gia cuộc thi.


Nữ cán bộ, Kiểm sát viên Phòng 9 VKSND tỉnh đạt giải nhất cuộc thi “Chúng tôi là Kiểm sát viên” năm 2018

 
Trên 80 đồng chí nữ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên tham dự 25 Hội nghị tập huấn triển khai các nội dung mới của các đạo luật về tư pháp để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. 02 đồng chí dự học lớp cao cấp lý luận chính trị; 02 đồng chí tham dự kỳ thi nâng ngạch từ Kiểm sát viên sơ cấp lên Kiểm sát viên trung cấp; 15 đồng chí được bổ nhiệm các chức danh Kiểm sát viên trung cấp và Kiểm sát viên sơ cấp và trên 50 lượt lượt nữ cán bộ, công chức được tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức.


Các đồng chí nữ cán bộ tuyên thệ nhận quyết định bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp

 
Việc tổ chức triển khai Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới từ 15/11 – 15/12 hằng năm (Tháng hành động): Trong phạm vi chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm  sát hai cấp đã cùng với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để “Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” trong năm 2016;Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” trong năm 2017 và “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em” trong năm 2018, như: Đã phối hợp chặt chẽ trong công tác khởi tố, điều tra, xét xử nghiêm minh các tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em gái được quy định trong Bộ luật hình sự, điển hình là các tội “Hiếp dâm”, “Hiếp dâm trẻ em”, “Cố ý gây thương tích”, “Hành hạ người khác”....Qua đó đã ban hành 45 Kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm và tội phạm, nhất là các tội phạm có liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, xâm phạm đến sức khỏe và sự phát triển của phụ nữ và trẻ em gái. Bên cạnh đó, trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án, vụ việc về Hôn nhân và Gia đình, Viện kiểm sát hai cấp đã ban hành nhiều văn bản kháng nghị, kiến nghị với mục đích bảo vệ đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái.


Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát khám nghiệm hiện trường
 
Kết quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp phục vụ mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại địa phương: Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, Cơ quan điều tra đã khởi tố 47 vụ án và Viện kiểm sát đã truy tố 52 vụ án xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em gái (trong đó nổi lên là 09 vụ “Hiếp dâm”; 12 vụ “Hiếp dâm trẻ em” và “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”; 10 vụ “Dâm ô với trẻ em”; 16 vụ “Giao cấu với trẻ em” và “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”). Tình trạng phụ nữ thực hiện hành vi phạm pháp luật bị khởi tố điều tra, truy tố trên tổng số bị can bị khởi tố năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 chiếm tỷ lệ 8,74% (tương ứng có 200 bị can là phụ nữ/tổng số 2288 bị can bị khởi tố). Trong đó: Số bị can là phụ nữ bị khởi tố về “Các tội phạm về ma túy” chiếm tỷ lệ 13,5% trên tổng số 200 bị can là phụ nữ đã khởi tố (27 bị can); khởi tố về “Các tội xâm phạm sở hữu” chiếm tỷ lệ 41% (82 bị can); khởi tố về tội “Đánh bạc” chiếm tỷ lệ 27% (54 bị can)…Số bị can là phụ nữ mà Viện kiểm sát đã truy tố trong thời điểm là 172 bị can. Công tác khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án có liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, không có trường hợp oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, bảo đảm đúng nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em theo quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái. Trong kỳ, các tranh chấp về Hôn nhân và Gia đình Viện kiểm sát thụ lý kiểm sát giải quyết là 5.645 vụ, việc; chủ yếu là tranh chấp về ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn. Viện kiểm sát đã tham gia 336 phiên tòa, phiên họp và ban hành 02 kháng nghị phúc thẩm về án Hôn nhân và Gia đình, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, công tác Bình đẳng giới, VSTBCPN trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai luôn được Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước và ngành Kiểm sát nhân dân. Tại các cơ quan thuộc ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai luôn thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, VSTBCPN, không để xảy ra bạo lực trên cơ sở giới và vi phạm pháp luật có liên quan đến bình đẳng giới, VSTBCPN. Ban VSTBCPN Viện KSND tỉnh đã thực hiện tốt công tác, nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ chúng tôi đề xuất cơ quan có thẩm quyền thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo nâng cao năng lực và tăng cường trang bị kiến thức về giới và kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là những người trực tiếp thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, nhất là tội phạm xâm hại đến phụ nữ và trẻ em gái. Có cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; đồng thời giới thiệu và nhân rộng những mô hình, cách làm hay, có hiệu quả trong công tác này để các đơn vị khác cùng tham khảo, học tập./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thành Duy

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp 

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay4,335
  • Tháng hiện tại135,292
  • Tổng lượt truy cập16,664,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây