Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

VKSND huyện Chư Prông phối hợp tổ chức phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm vụ án hình sự có người dưới 16 tuổi tham gia tố tụng

Thứ sáu - 21/05/2021 07:16 422 0
Vừa qua, Viện KSND huyện Chư Prông đã phối hợp với Tòa án nhân dân huyện tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự nhằm nâng cao kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát trong hoạt động tư pháp đối với các vụ án có người dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục.
Người dưới 16 tuổi nói chung và người dưới 16 tuổi bị xâm hại tình dục nói riêng là một trong những chủ thể đặc biệt trong tố tụng hình sự. Quá trình tố tụng hình sự đối với đối tượng đặc biệt này không chỉ được điều chỉnh bởi Bộ luật tố tụng hình sự, Luật trợ giúp pháp lý, Luật trẻ em mà còn được quy định hết sức chặt chẽ trong Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi”. Ngoài ra cũng thấy rằng tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện Chư Prông trong các năm 2020, 2021 có chiều hướng tăng cao, với 09 vụ trong năm 2020 thì chỉ 06 tháng đầu năm 2021 đã có 09 tin báo được thụ lý giải quyết. Chính vì vậy, cùng với việc thực hiện Kế hoạch công tác năm 2021 của Viện KSND huyện Chư Prông trong lĩnh vực án Hình sự, đồng thời để nâng cao kĩ năng cho đội ngũ kiểm sát viên, đặc biệt là kĩ năng tranh tụng tại phiên tòa Hình sự đối với loại tội đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm có người bị hại dưới 18 tuổi - là chủ thể đặc biệt được pháp luật bảo vệ, ngày 13/5/2021 Viện KSND huyện Chư Prông đã phối hợp với Tòa án nhân dân huyện Chư Prông lựa chọn Vụ án hình sự Siu Long “Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi” để tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm. Phiên tòa có Luật sư bào chữa cho bị cáo Siu Long và Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Gia Lai bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại.

Toàn cảnh phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án hình sự “Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”

Tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm có Lãnh đạo Viện cùng các đồng chí là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và Chuyên viên của đơn vị.

Kiểm sát viên đã thực hiện đúng quy định của ngành, kiểm sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật của Hội đồng xét xử, của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác; đặc biệt là đảm bảo phiên tòa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc Tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là người dưới 18 tuổi như: không buộc bị hại là người dưới 18 tuổi phải đứng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa, không yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội,...

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên công bố Cáo trạng, luận tội rõ ràng, cụ thể. Trong phần tranh luận, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã bám sát đề cương tranh luận và diễn biến phiên tòa, đưa ra các lập luận thuyết phục để đối đáp đầy đủ, toàn diện các ý kiến tranh luận của Luật sư bào chữa cho bị cáo và Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại cũng như những người tham gia tố tụng khác. Với việc làm tốt công tác chuẩn bị, kỹ lưỡng trong nghiên cứu hồ sơ vụ án, tích cực tham gia xét hỏi tại phiên tòa nên quan điểm về đường lối giải quyết vụ án của Kiểm sát viên đã được Hội đồng xét xử thống nhất cao. Hội đồng xét xử đã áp dụng khoản 1 Điều 145 Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo 18 tháng tù về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”, đúng tội danh và khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố. 

Kiểm sát viên trình bày bản luận tội tại phiên tòa

Phiên tòa rút kinh nghiệm đã diễn ra đúng trình tự, thủ tục tố tụng, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Sau khi kết thúc phiên tòa, Viện KSND huyện Chư Prông đã tổ chức họp rút kinh nghiệm, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục, qua đó để toàn thể Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên của đơn vị học tập, tự rút kinh nghiệm. Đây là một trong những giải pháp “tự đào tạo” được đơn vị đề ra trong Kế hoạch công tác đột phá năm 2021 về tổ chức cán bộ và nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa Hình sự, cũng để góp phần nâng cao chất lượng trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết vụ án Hình sự, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm.
 

Tác giả bài viết: Trần Thị Ngọc Huyền

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay4,174
  • Tháng hiện tại113,555
  • Tổng lượt truy cập16,642,477
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây