Ngày Pháp luật Việt Nam
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Nỗ lực ngăn chặn nạn phá rừng thông qua phiên tòa giả định

Thứ sáu - 02/06/2023 03:14 152 0
Những năm gần đây, các vụ án “Hủy hoại rừng” và “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” trên địa bàn huyện Kông Chro xảy ra ngày càng nhiều.
Chỉ riêng trong năm 2022 đã khởi tố 03 vụ/17 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”; 03 vụ/03 bị can về tội “Hủy hoại rừng”, điều đáng lo ngại là hầu hết đối tượng phá rừng là người đồng bào dân tộc thiểu số và “động cơ” gây án của các bị cáo rất giản đơn nhưng hậu quả của hành vi lại rất nghiêm trọng, nhiều diện tích rừng bị “chảy máu” bởi sự thiếu ý thức của người dân, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Nhằm phòng ngừa tình trạng trên, vừa qua, Viện KSND huyện Kông Chro đã phối hợp với Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật, Tòa án, Công an huyện và Huyện đoàn tổ chức 03 phiên tòa giả định nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng tại các xã Đăk Song, Đăk Kơ Ning và Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro với sự tham dự của hơn 700 người dân và đặc biệt là có sự tham dự của trưởng thôn, già làng tại địa phương.

Toàn cảnh phiên tòa giả định tại xã Đăk Kơ Ning

Với tình huống là một vụ án hình sự về tội “Hủy hoại rừng”, tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo, giúp bị cáo, những người tham dự phiên tòa giả định, đặc biệt là trưởng thôn, già làng tại địa phương hiểu rõ hơn về hậu quả, hệ lụy của hành vi phá rừng.

Quang cảnh tham dự phiên tòa giả định tại xã Đăk Song
 
Phiên tòa giả định là một mô hình tuyên truyền pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống các loại tội phạm nói chung, nạn phá rừng nói riêng. Đây là hình thức tuyên truyền mang tính giáo dục cao và hiệu quả tích cực.

Trong thời gian tới Viện kiểm sát nhân dân huyện Kông Chro sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan, mở rộng đối tượng và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về bảo vệ rừng thông qua các cuộc họp với người dân hoặc tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, lan tỏa thông điệp “bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sống” đến gần hơn với người dân. Đồng thời sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các phiên tòa giả định với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các xã trên địa bàn huyện nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của rừng trong phát triển kinh tế và môi trường sống của con người; tác hại của việc khai thác, chặt phá, đốt rừng, nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã; những quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; hành động của cộng đồng dân cư về bảo vệ rừng... Từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, giúp giảm thiểu tình trạng phá rừng trên địa bàn./.

Tác giả bài viết: Phạm Quốc Bình - Lê Xuân Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay3,091
  • Tháng hiện tại153,430
  • Tổng lượt truy cập19,025,677
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây