Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Viện KSND thị xã An Khê tổ chức tuyên truyền pháp luật về bầu cử tại Nhà tạm giữ Công an thị xã An Khê

Thứ hai - 10/05/2021 22:53 703 0
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào Chủ nhật ngày 23/5/2021 là một sự kiện chính trị to lớn, có ý nghĩa quan trọng của đất nước và địa phương trong bối cảnh đất nước thế và lực đang đi lên, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Đây là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, để lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu có đức, có tài, xứng đáng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là dịp sinh hoạt chính trị quan trọng đối với toàn xã hội, là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Tuy nhiên, đối với những người bị tạm giữ, tạm giam, can phạm nhân, họ cũng có đầy đủ quyền bầu cử như những công dân khác.

Thông qua các quy định pháp luật bầu cử và nhận thức được tầm quan trọng của cuộc bầu cử lần này. Viện Kiểm sát nhân dân thị xã An Khê  chủ động phối hợp với Nhà tạm giữ Công an thị xã An Khê tổ chức tuyên truyền cho can phạm nhân đang thi hành tại Nhà tạm giữ theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 và Hướng dẫn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Việc tuyên truyền đảm bảo việc phòng chống dịch Covid của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
 

VKSND thị xã An Khê phối hợp tuyên truyền pháp luật về bầu cử tại Nhà tạm giữ Công an huyện

Pháp luật quy định Quyền bầu cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp cụ thể tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội".
   
Người bị tạm giam, tạm giữ vốn là những người bị tình nghi và đang bị các cơ quan điều tra tạm giam, tạm giữ nhằm phục vụ cho công tác tố tụng cũng như đảm bảo việc đối tượng không thể bỏ trốn. Về nguyên tắc, những người bị tạm giam, tạm giữ vẫn chưa bị xem là tội phạm và vẫn có đầy đủ những quyền công dân, quyền con người mà cho tới khi họ bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực của tòa án.
   
Điều 9. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, trong đó người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền sau: “Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân”.

Thông qua công tác tuyên truyền đã giúp cho người bị tạm giữ, người tạm giam hiểu rõ các quy định của pháp luật về Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, nắm được quyền, trách nhiệm bầu cử và quy trình thực hiện quyền bầu cử của người bị tạm giữ, người tạm giam, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Tác giả bài viết: Nguyễn Tiến Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay12,426
  • Tháng hiện tại802,636
  • Tổng lượt truy cập16,497,402
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây