1 Mục đích: Mục đích của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, nhằm bầu ra đại diện cho nhân dân tại Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, các đại diện cho nhân dân địa phương tại HĐND các cấp - là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2. Ý nghĩa chính trị: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn sau 36 năm đổi mới và sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19.
II. Vị trí, vai trò của Quốc Hội, Đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân; chức năng của Quốc Hội; trách nhiệm của Đại biểu Quốc Hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân 1. Quốc hội: 1.1. Vị trí, vai trò của Quốc hội Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
1.2. Chức năng của Quốc hội Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
2. Đại biểu Quốc hội: 2.1. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
2.2. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội; của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên.
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có trách nhiệm tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập.
3. Hội đồng nhân dân Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân 4.1. Vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đại biểu HĐND có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.
4.2. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó; Đại biểu HĐND có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu HĐND có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết.
III. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp
(Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”),
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015 và các quy định khác của pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
IV. Một số nội dung cần lưu ý về bầu cử tại tỉnh Gia Lai 1. Nghị quyết số 64/NQ-HĐBCQG, ngày 03/3/2021 của Hội đồng bầu cử quốc gia về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, tỉnh Gia Lai có số đơn vị bầu cử là
ba; số đại biểu Quốc hội được bầu là
tám.
Đơn vị số 1: Gồm thành phố Pleiku và các huyện: Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông - số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
Đơn vị số 2: Gồm thị xã An Khê và các huyện: Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, Mang Yang, Đak Đoa - số đại biểu Quốc hội được bầu là
hai;
Đơn vị số 3: Gồm thị xã Ayun pa và các huyện: Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh - Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba.
2. Nghị quyết số 17/NQ-UBBC ngày 23/02/2021 của Uỷ ban Bầu cử tỉnh Gia Lai về việc ấn định và công bố số lượng đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII nhiệm kỳ 2021 – 2026 được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử. Trong đó tập trung thông tin về số lượng đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai, số lượng đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai được bầu, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai. Cụ thể:
1. Số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2021-2026 là:
21 (hai mươi mốt) đơn vị bầu cử; số đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu là:
71 đại biểu. 2. Danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2021 – 2026:
- Đơn vị bầu cử số 1: Thành phố Pleiku: Gồm các phường: Yên Thế, Thắng Lợi, Đống Đa và các xã Tân Sơn, Biển Hồ, Trà Đa, Chư Á, An Phú- Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
bốn.
- Đơn vị bầu cử số 2: Thành phố Pleiku: Gồm các phường: Diên Hồng, Ia Kring, Hội Phú, Trà Bá, Chi Lăng và các xã Diên Phú, Ia Kênh, Gào - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
bốn. - Đơn vị bầu cử số 3: Thành phố Pleiku: Gồm các phường: Yên Đỗ, Hội Thương, Phù Đổng, Hoa Lư, tây Sơn, Thống Nhất - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
bốn.
- Đơn vị bầu cử số 4: Huyện Đak Đoa: Gồm Thị trấn Đak Đoa và các xã: Hneng, Nam Yang, Kon Gang, Hải Yang, Đak Krong, Hà Đông, Hà Bầu, Đak Sơmei – Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba.
- Đơn vị bầu cử số 5: Huyện Đak Đoa: Gồm các xã: Kdang, Tân Bình, Glar, Adơk, Trang, Hnol, Ia Pết, Ia Băng - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba.
- Đơn vị bầu cử số 6: Huyện Chư Prông: Gồm Thị trấn Chư Prông và các xã: Ia Kly, Ia Drang, Ia Púch, Ia O, Ia Boòng, Thăng Hưng, Bình Giáo, Bàu Cạn, Ia Phìn - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 7: Huyện Chư Prông: Gồm các xã: Ia Băng, Ia Tôr, Ia Me, Ia Vê, Ia Bang, Ia Pia, Ia Ga, Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Mơ – Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 8: Huyện Chư Sê: Gồm Thị trấn Chư Sê và các xã: Dun, Al Bă, Chư Pơng, Bờ Ngoong, Bar Maih, Ia Tiêm, Ia Ko, Ia Hlốp, Ia Blang, Ia Pal, Kông Htok, Ayun, Hbông, Ia Glai - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
năm. - Đơn vị bầu cử số 9: Huyện Ia Grai: Gồm thị trấn Ia Kha và các xã: Ia Khai, Ia Chiă, Ia Krăi, Ia Grăng, Ia Dêr, Ia Tô, Ia Sao, Ia Pếch, Ia Bă, Ia Yok, Ia O, Ia Hrung - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là năm
. - Đơn vị bầu cử số 10: Huyện Krông Pa: Gồm Thị trấn Phú Túc và các xã Phú Cần, Chư Gu, Chư Rcăm, Ia Sươm, Uar, Ia Rmok, Chư Ngọc, Ia Rsai, Chư Drăng, Ia Dreh, Krông Năng, Ia Mlah, Đất Bằng - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
bốn. - Đơn vị bầu cử số 11: Huyện Phú Thiện: Gồm Thị trấn Phú Thiện và các xã: Ayun Hạ, Ia Ake, Ia Sol, Ia Piar, Ia Yeng, Ia Peng, Ia Hiao, Chư a Thai, Chrôh Pơnan - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 12: Huyện Chư Pưh: Gồm Thị trấn Nhơn Hòa và các xã: Ia Phang, Ia Hrú, Ia Dreng, Chư Don, Ia Bluws, Ia Le, Ia Hla, Ia Rong - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 13: Huyện Chư Păh: Gồm Thị trấn Ia Ly, Thị trấn Phú Hòa và các xã: Ia khuwowl, Ia Kreng, Ia Ka, Ia Nhin, Hòa Phú, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Đăk Tơ Ver, Hà Tây, Ia Phí, Ia Mơ Nông, Chư Đăng Ya - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 14: Huyện Đức Cơ: Gồm Thị trấn: Chư Ty và các xã: Ia Nan, Ia Dowk, Ia Lang, Ia Krêl, Ia Kla, Ia Kriêng, Ia Din, Ia Dom, Ia Pnôn - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 15: Huyện Mang Yang: Gồm Thị trấn Kon Downg và các xã: H’ra, Đak Ta Ley, Đak Jơ Ta, Đak Yă, Đak Djrăng, Kon Thụp, Kon Chiêng, A Yun, Lơ Pang, Đê Ar, Đak Trôi - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 16: Thị xã An Khê: Gồm các Phường: An Bình, Tây Sơn, An Phú, An Phước, An Tân, Ngô Mây và các xã: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An, Xuân An - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 17: Huyện Kbang: Gồm Thị trấn Kbang và các xã: Sơn Lang, Đông, Nghĩa An, Sơ Pai, Đak Rong, Krong, Lơ Ku, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Đăk Hlow, Kông Bờ La, Đak Smar, Kon Pne - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 18: Huyện Ia Pa: Gồm các xã: Kim Tân, Ia Mrơn, Ia Trok, Chư Mố, Ia Kdăm, Pờ Tó, Ia Broăi, Ia Tul - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba
. - Đơn vị bầu cử số 19: Huyện Kông Chro: Gồm Thị trấn Kông Chro và các xã: Kông Yang, Yang Trung, an trung, Chơ Glong, Ya Ma, Yang Nam, Đăk Tơ Pang, Đăk Kơ Ning, Đăk Pơ Pho, Chư Krey, Sró, Đăk Pling, Đăk Song - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là
ba. - Đơn vị bầu cử số 20: Huyện Đăk Pơ: Gồm Thị trấn Đăk Pơ và các xã: Hà Tam, An Thành, Tân An, Cư An, Phú An, Yang Bắc, Ya Hội - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba.
- Đơn vị bầu cử số 21: Thị xã Ayun Pa: Gồm các xã: Chư Băh, Ia Sao, Ia Rbol, Ia Rtô và các Phường Hào Bình, Đoàn Kết, Sông Bờ, Cheo Reo - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba.
V. MỘT SỐ MỐC THỜI GIAN BẦU CỬ THEO KẾ HOẠCH 42/KH-HĐBCQG, NGÀY 19/01/2021 CỦA HĐBC QUỐC GIA