Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

VKSND huyện Kông Chro phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

Chủ nhật - 08/11/2020 19:47 713 0
Vừa qua, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện Kông Chro phối hợp cùng các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an huyện, Phòng Tư pháp, Huyện đoàn Kông Chro, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Gia Lai và UBND các xã ChưKrei, xã Sró đã tổ chức phiên tòa giả định đối với vụ án Nguyễn Văn Huy về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Tình huống là một em học sinh của Huyện điều khiển xe mô tô gây tai nạn làm chết người diễn ra tại Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Nguyễn Khuyến (xã ChưKrei, huyện Kông Chro) và Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Sró (xã Sró, huyện Kông Chro) với sự tham dự của hơn 300 học sinh giáo viên 02 trường. Nhằm, tuyên truyền, giáo dục các em học sinh về ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng trật tự công cộng, trật tự xã hội và nhất là ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.
 

Toàn cảnh phiên tòa giả định
 
Quá trình tổ chức phiên tòa giả định đã lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về luật giao thông đường bộ, luật trợ giúp pháp lý, luật phòng chống tác hại của bia rượu…thông qua các thông các trò chơi trả lời câu hỏi. Cùng với việc tuyên truyền các đồng chí đại biểu, các bạn học sinh, giáo viên trường đã được xem phiên tòa giả định. Quá trình xét xử tại phiên tòa giả định đại diện Viện kiểm sát đã phân tích lý do, nguyên nhân dẫn đến các hành vi đáng tiếc mà người gây ra là học sinh. Từ đó nêu lên được mục đích của phiên tòa giả định là tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu cho học sinh và những người tham dự về các quy định của pháp luật Hình sự; về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.


Tuyên truyền về luật giao thông đường bộ

 
Đồng thời, qua phiên tòa đại diện Viện kiểm sát cũng kiến nghị với các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân đặc biệt đối với là lứa tuổi học sinh, thiếu niên; gia đình và nhà trường cần tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục ý thức pháp luật đến học sinh, từ đó giúp các em có biện pháp ngăn ngừa, phòng, chống, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm pháp luật trong nhà trường.


Lãnh đạo các cơ quan tư pháp trên địa bàn họp rút kinh nghiệm phiên tòa giả định

 
Thông qua phiên tòa giả định phần nào giúp cho các em học sinh, giáo viên trường, nâng cao kiến thức pháp luật và nhận thức được hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật, giúp học sinh hiểu rõ hơn hoạt động của những người cầm cân nẩy mực, giúp người xem biết được ranh giới giữa cái đúng và cái sai, tính nghiêm minh của pháp luật và tính “hướng thiện” trong chính sách hình sự của nước ta đối với những người đã phạm tội thông qua mức án được tuyên xử.

Tác giả bài viết: Lê Xuân Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập310
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm307
  • Hôm nay15,775
  • Tháng hiện tại294,066
  • Tổng lượt truy cập16,822,988
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây