Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Một số nội dung công tác kiểm sát THAHS cần lưu ý thực hiện Theo quy định tại Nghị quyết 41/2017/QH14

Thứ ba - 03/10/2017 21:14 962 0
Nghị quyết số 41/2017/QH14 được Quốc hội Khóa XIV thông qua ngày 20/6/2017; Đã quyết nghị về: Hiệu lực thi hành của Bộ Luật hình sự số: 100/2015/QH13 và các Bộ luật, Luật có liên quan; Việc áp dụng bộ luật hình sự năm 2015.

Có rất nhiều nội dung liên quan đến việc thực hiện Bộ luật hình sự mới trong việc điều tra, truy tố, xét xử, THA đối với các loại tội phạm. Tại bài viết này, với góc độ chuyên môn công tác kiểm sát thi hành án hình sự, chỉ đi sâu vào nội dung: hình phạt tử hình và Miễn hình phạt theo nghị quyết 41.

   *Đối với hình phạt tử hình: Tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41 nêu: Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 được công bố:

     - Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình hoặc đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
     - Hình phạt tử hình đã tuyên đối với người thuộc trường hợp quy định trên nhưng chưa thi hành án thì không thi hành và Chánh án Tòa án tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
     - Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 40 của BLHS năm 2015 thì không thi hành án và Chánh án Tòa án tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân (Điểm c, khoản 3, Điều 40: “người bị kết án tử hình về tội tham ô, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”)

  * Đối với việc miễn hình phạt:

    - Người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại, trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt trong các trường hợp sau:
     - Người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự năm 2015 không quy định là tội phạm; hành vi theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm nên hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa (Điểm d, K2, Điều 2, NQ 41).
     - Đối với các trường hợp đã áp dụng quy định có lợi của BLHS số 100/2015/QH13 để khởi tố, ĐT, TT, XX mà Luật số 12/2017/QH14 không quy định là tội phạm nữa.
(Điểm đ, K2,Đ2 NQ 41).
      -Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại khoản 2 Điều 12 và khoản 3 điều 14 BLHS năm 2015.

    *Đương nhiên xóa án: Người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại theo quy định tại các điểm d, đ, e khoản 2, điều 2 NQ 41 thì đương nhiên được xóa án tích.

Khi kiểm sát việc thi hành án hình sự phải kiểm sát chặt chẽ việc miễn chấp hành hình phạt, đồng thời phối hợp với Tòa án cùng cấp rà soát đầy đủ chính xác các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điểm d, đ, e khoản 2 , điều 2 Nghị quyết 41 nêu trên. Về trình tự, thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn tại công văn số: 256/TANDTC-PC ngày 31/7/2017; công văn số 3010/VKSTC-V14 ngày 9/8/2017.
 

Tác giả bài viết: Trịnh Xuân Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay9,215
  • Tháng hiện tại132,267
  • Tổng lượt truy cập16,661,189
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây