Ngày Pháp luật Việt Nam
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

VKSND huyện Đak Pơ nâng cao chất lượng cán bộ để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao

Thứ tư - 16/06/2021 22:26 548 0
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-VKS ngày 15/01/2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai về công tác của ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai năm 2021 và Kế hoạch số: 113a/KH-VKS, ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thực hiện công tác đột phá về Tổ chức cán bộ năm 2021.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Đak Pơ đã xây dựng ban hành Kế hoạch số 36/KH-VKS ngày 08 tháng 2 năm 2021 về “Thực hiện  công tác đột phá cán bộ năm 2021”. Qua thực hiện đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Một là, đơn vị xác định công tác cán bộ là khâu mở đầu quyết định kết quả việc thực hiện nhiệm vụ công tác của một đơn vị, tổ chức; đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021 tham gia thực hiện nghiêm túc chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với công chức ít nhất 5 ngày/năm, cử cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng tại địa phương tổ chức kết hợp với trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Viện trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự
Việc đào tạo, bồi dưỡng được triển khai đáp ứng tinh thần Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 28/CT- TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo chuẩn hóa trình độ của đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân khi được bổ nhiệm. Chú trọng phát huy tốt việc đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ; chủ động cử Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp công chức mới tuyển dụng hoạc kiểm sát viên, Kiểm tra viên ngạch thấp hơn hoặc mới bổ nhiệm nhằm từng bước nâng cao năng lực đội ngũ công chức.
Hai là, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, Kiểm sát viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị tạo điều kiện cho cán bộ giỏi một lĩnh vực, biết nhiều lĩnh vực; đồng thời kết hợp chuyển đổi vị trí công tác với đào tạo cán bộ nhằm khắc phục hạn chế sức ỳ cán bộ ở lâu tại một vị trí, một lĩnh vực công tác, tạo điều kiện cho cán bộ thay đổi môi trường công tác, được tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Bà là, xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Có đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tốt mới có đội ngũ cán bộ có chất lượng, có năng lực, đủ bản lĩnh để đảm nhiệm công tác được giao. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đào tạo tại chỗ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên. Theo đó Lãnh đạo đơn vị đã trực tiếp kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, dân sự và xây dựng các phiên tòa số hóa, xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp ( 04 phiên tòa/ 02 lãnh đạo) để cán bộ,  Kiểm sát viên trong đơn vị tham dự học hỏi, đút rút ra kinh nghiệm nghiệp vụ cho bản thân; Lãnh đạo đơn vị còn phân công Kiểm sát viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm trực tiếp kèm cặp, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên mới được bổ nhiệm, chuyên viên mới được tuyển dụng theo hình thức cầm tay chỉ việc để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ trẻ, thúc đẩy phong trào tự học tập, tự nghiên cứu, trao đổi kỹ năng nghiệp vụ.
Ngoài ra đơn vị cũng đã xây dựng kế hoạch và thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ trong đơn vị (01 lần/ 01 Quý) qua kiểm tra đã phát hiện một số thiếu sót để kịp thời chấn chỉnh, những ưu điểm cần được động viên nhân rộng để phát huy nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.
Bốn là, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, chỉ có đánh giá đúng, thực chất cán bộ mới bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý nhằm phát huy năng lực của cán bộ. Đánh giá cán bộ là yếu tố thường xuyên trong quá trình quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ. Phải lấy hiệu quả hoạt động thực tiễn của mỗi cán bộ làm thước đo chủ yếu đánh giá cán bộ. Thực hiện mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch trong đánh giá. Đối với lãnh đạo quản lý phải xem xét kết quả chỉ tiêu công tác của đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách để đánh giá, nhất là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Thực hiện việc đánh giá đúng năng lực, sở trường của từng cán bộ một cách công tâm, công bằng giúp cho việc bố trí, sắp xếp cán bộ phát huy được sở trường của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cũng là cơ sở để lựa chọn, bình xét thu đua ngắn ngày và kết quả cuối năm của từng cá nhân và đơn vị.
Năm là, chủ động liên hệ với cấp ủy địa phương và các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn để cử công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc ít người..
Sáu là, căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và kỹ năng nghiệp vụ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức năm 2021, nghiêm túc thực hiện đăng ký và cử công chức đi học đúng thời gian, đối tượng, tiêu chuẩn chuyên môn và vị trí việc làm đảm nhận.
Bày là, đơn vị xây dựng quy chế thu, chi tài chính và công khai các khoản thu chi tới toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị. Thực hiện chi trả đầy đủ các chế độ cho cán bộ, công chức kịp thời đúng quy định. Bên cạnh đó, đơn vị phối hợp với BCH Công đoàn thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo động lực cho cho cán bộ, công chức hăng say làm việc.
Tám là, công tác quản lý, giáo dục công chức, người lao động và công tác bảo vệ chính trị nội bộ: Xác định công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phòng chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài, xuyên suốt trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, biện pháp thực hiện hiệu quả, qua đó tăng cường đoàn kết, thống nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức để kịp thời động viên, giúp đỡ. Quán triệt cho cán bộ, công chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không có biểu hiện bè phái cục bộ.
Chín là, công tác nhận xét, đánh giá cán bộ: Hàng năm đơn vị tiến hành đánh giá, xếp loại đối với cán bộ, công chức theo hướng dẫn ngành cấp trên. Lấy hiệu quả hoạt động thực tiễn của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên làm thước đo để đánh giá. Đối với lãnh đạo quản lý lấy kết quả chỉ tiêu công tác của đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách để đánh giá, nhất là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu.
Nhìn chung, đơn vị đã thực hiện tốt công tác tổ chức, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục, không để xảy ra trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức hăng say lao động, 100% cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, một số cán bộ, Kiểm sát viên còn những hạn chế về năng lực công tác, chưa nhiệt tình vì công việc, công tác tự phê bình và phê bình chưa cao. Nguyên nhân có phần do một số cán bộ, Kiểm sát viên chưa tích cực đổi mới trong phương pháp làm việc, chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình, chưa thực sự gương mẫu, khắc phục hạn chế.
Để làm tốt hơn nữa khâu công tác này đơn vị đã đề ra 04 giải pháp khắc phục trong thời gian tới cụ thể như sau:
1. Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên.
2. Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng lãnh đạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ.
3. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kiểm sát viên cả về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, những đồng chí còn yếu về chuyên môn được quan tâm, phân công 01 Kiểm sát viên có kinh nghiệm để kèm cắp, hướng dẫn và Lãnh đạo đơn vị thường xuyên kiểm tra uốn nắn
4. Thực hiện công tác tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”. 
 

Tác giả bài viết: Mạc Thị Thu Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay4,094
  • Tháng hiện tại154,433
  • Tổng lượt truy cập19,026,680
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây