Thế nào là thời hiệu xử lý kỷ luật
Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 71, Chính phủ đã điều chỉnh định nghĩa thời hiệu xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
Theo quy định cũ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đang căn cứ theo định nghĩa tại khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức năm 2019 là thời hạn mà nếu hết thì cán bộ, công chức sẽ không bị xử lý kỷ luật.
Như vậy, quy định mới đã bổ sung thêm đối tượng viên chức, người nghỉ hưu, người nghỉ việc để phù hợp với quy định về việc vẫn xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu, nghỉ việc mà phát hiện ra hành vi vi phạm kỷ luật.
(Khoản 1 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 72/2023/NĐ-CP)
Cách tính thời hiệu
Nghị định 72/2023/NĐ-CP hướng dẫn việc tính lại thời điểm áp dụng thời hiệu. Cụ thể:
Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật sẽ bị tính lại thời hiệu với hành vi vi phạm cũ kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới nếu trong thời hạn để tính thời hiệu mà có hành vi vi phạm mới.
Việc xác định thời điểm có hành vi vi phạm như sau:
- Nếu xác định được thời điểm chấm dứt: Được tính từ thời điểm chấm dứt.
- Nếu chưa chấm dứt: Tính từ thời điểm phát hiện.
- Nếu không xác định được thời điểm chấm dứt: Tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
Tăng thời hiệu xử lý lỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định mới thay đổi như sau:
STT |
Tiêu chí |
Quy định mới |
Quy định cũ |
Thời hiệu |
1.1 |
Hành vi vi phạm ít nghiêm trọng, bị kỷ luật khiển trách. |
05 năm |
02 năm |
1.2 |
Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp trên. |
10 năm |
05 năm |
2 |
- Là Đảng viên bị kỷ luật khai trừ.
- Có vi phạm về ông tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Có hành vi xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Dùng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả/không hợp pháp. |
Không áp dụng thời hiệu |
Không quy định |
3 |
- Thời gian chưa xem xét kỷ luật.
- Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có).
- Thời gian khiếu nại/khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế. |
Trường hợp không tính vào thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật |
Trường hợp không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật |
Đặc biệt: Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 71/2023/NĐ-CP còn khẳng định: Trong thời hạn xử lý kỷ luật nêu trên, cấp có thẩm quyền phải đảm bảo xử lý kỷ luật. Nếu hết thời hạn mà chưa ban hành quyết định kỷ luật thì phải chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành này.
Đồng thời, cấp có thẩm quyền phải có trách nhiệm ban hành quyết định kỷ luật nếu hành vi vi phạm vẫn còn trong thời hiệu.
Những trường hợp không áp dụng thời hiệu
Giữ nguyên quy định tại Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Một trong những điểm mới tại Nghị định 71/2023/NĐ-CP về kỷ luật cán bộ công chức viên chức. Theo đó, nguyên tắc kỷ luật ba đối tượng này được sửa đổi, bổ sung như sau:
- Bổ sung: Đảm bảo chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục
- Thay vì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với mức kỷ luật áp dụng với hành vi nặng nhất trong trường hợp cùng thời điểm, cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở thành thì nay, cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp này được quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, buộc thôi việc.
Lưu ý: Không tách riêng từng nội dung vi phạm để kỷ luật nhiều lần bằng hình thức kỷ luật khác nhau.
- Bổ sung căn cứ xem xét kỷ luật: Căn cứ vào động cơ, hậu quả, hoàn cảnh cụ thể; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ để xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
- Bổ sung quy định:
+ Trong thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị cũ, cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm mà khi chuyển sang đơn vị, cơ quan mới mới phát hiện hành vi này, vẫn trong thời hiệu kỷ luật thì cơ quan, đơn vị mới xem xét kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đó theo quy định. Đồng thời, cơ quan cũ sẽ phải cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi phạm này.
+ Không được cử các đối tượng dưới đây là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc chủ trì cuộc họp kiểm điểm: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc của vợ/chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột của mình và của vợ/chồng và vợ/chồng của anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét kỷ luật.