Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn tỉnh Gia Lai và cách phòng tránh

Thứ năm - 08/06/2023 23:04 561 0
Đuối nước - kẻ giết người thầm lặng. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mặc dù tình hình đuối nước có xu hướng giảm trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn gần 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm.
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên có đặc điểm địa bàn rộng, địa hình phức tạp, mật độ sông, suối, ao hồ nhỏ tương đối dày đặc; cộng thêm yếu tố thời điểm dịp hè là những điều kiện chứa đựng những nguy cơ cao tiềm ẩn về đuối nước cho trẻ em nếu trẻ không có sự giám sát, bảo vệ của người lớn và thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 23 vụ tai nạn đuối nước làm 31 trẻ tử vong, tăng mạnh so với cùng kì năm ngoái[1]. Nhất là vào thời điểm hiện nay, các em học sinh đang được nghỉ học, cộng với thời tiết nắng nóng nên ao, hồ, sông, suối lên trở thành địa điểm lý tưởng để các em bơi, lặn, vui chơi. Cũng chính từ đây mà nhiều tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực tế trên cơ thể người, thậm chí là tử vong, nhất là lứa tuổi học sinh.

Thực tế cho thấy,tình trạng đuối nước xảy ra nhiều ở các vùng thôn quê, nơi có nhiều ao, hồ, sông, suối, vắng người qua lại và phần lớn các vụ đuối nước là do các em rủ nhau đi bơi, tắm, chơi gần khu vực có nước và bị trượt chân, vào thời gian nghỉ học ở nhà, không có sự giám sát, quản lý của người lớn. Việc thiếu kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước… sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Vì vậy, từ trẻ em đến người lớn, mỗi người cần trang bị thêm cho mình kiến thức về cách phòng tránh và kỹ năng xử trí tai nạn đuối nước để vận dụng vào thực tế khi gặp các tình huống này xảy ra.

Ảnh sưu tầm trên internet

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, trong đó, nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự quan tâm, giám sát từ gia đình đối với trẻ em trong khi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lớn tuổi thường hiếu động, ham vui, thích rủ nhau đi tắm sông, suối, hồ … đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ không biết bơi, chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối; vì vậy khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cứu đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên.

Phải làm gì để không còn những cái chết thương tâm vì đuối nước?
Muốn tránh được, giảm được tình trạng chết do đuối nước, các cấp các ngành và gia đình cần phải chung tay thực hiện các giải pháp:

Một là, nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình cũng như Nhà trường và xã hội đối với trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng việc giám sát, hướng dẫn trẻ nhận thức được không bơi, chơi ở những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn giám sát. Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi và cứu đuối. Không đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi,kèm…

Hai là, các gia đình nên cho trẻ đến những cơ sở dạy bơi có sự hướng dẫn của thầy dạy bơi, giúp các em có kiến thức an toàn khi tham gia môi trường nước và nhận biết môi trường nước nguy hiểm để không xuống chơi, xuống bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước, giúp trẻ có năng sống và kỹ năng ứng phó để tự cứu mình trong những tình huống nguy cấp.

Ba là, các trường cần đưa nội dung về phòng, chống đuối nước vào nhắc nhở thường xuyên trong các buổi sinh hoạt ở lớp, sinh hoạt chào cờ, trước khi cho học sinh nghỉ hè cần khuyến cáo các em học sinh nhất là các em nhỏ không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. Các địa phương nên phối hợp với các cơ quan hữu quan tuyên truyền về cách phòng, chống đuối nước ở trẻ em, xử trí khi gặp trường hợp đuối nước….

Bốn là, các cơ quan hữu quan cần quan tâm làm rào chắn, cắm các biển cảnh báo tại những ao, suối, sông, hồ, những vùng nước sâu để giúp trẻ nhận biết; cần lồng ghép và tổ chức truyên truyền về nạn đuối nước trong nhân dân thông qua các cuộc họp tổ dân phố, họp công đoàn sinh hoạt chi bộ, họp phụ nữ…để các bậc cha mẹ thường xuyên nhắc nhở, giám sát con mình.
 

[1] https://vov.vn/xa-hoi/gia-lai-bao-dong-tinh-trang-duoi-nuoc-o-tre-em-post1016266.vov

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Tường Vi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay8,552
  • Tháng hiện tại41,594
  • Tổng lượt truy cập17,500,818
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây