Trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền 02 cấp huyện Chư Sê tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật cơ bản được kiềm chế. Tuy nhiên, tình hình tội phạm về Lâm luật (Đặc biệt là tội phạm về Hủy hoại rừng) trong những năm gần đây có chiều hướng diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, gây ảnh hưởng lớn đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.
Từ năm 2019 đến hết năm 2021 trên địa bàn huyện Chư Sê đã xảy ra tổng cộng là 05 vụ phá rừng trái pháp luật, trong đó( xã Ayun và Al Bá: mỗi xã 01 vụ; Xã H Bông: 03 vụ). Cụ thể là:
Vụ thứ nhất: tại lô 2; khoảnh 2,3; tiểu khu 1066 thuộc xã H'Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai với diện tích 8950m2 đất thuộc rừng phòng hộ thuộc xã H Bông, huyện Chư Sê(Vụ Nay Bunh).
Vụ thứ hai: tại lô 8, khoảnh 1, tiểu khu 1045 và lô 7, khoảnh 2, tiểu khu 1037 với diện tích 25.000m2 đất rừng phòng hộ thuộc xã Ayun và Al Bá, huyện Chư Sê. Gây thiệt hại về gỗ và môi trường, tổng trị giá bị thiệt hại về tài sản là: 355.231.254 đồng (vụ Đinh Lân cùng đồng bọn).
Vụ thứ ba: tại tại lô 8; khoảnh 1, tiểu khu 1045 đất rừng phòng hộ với diện tích 6000m2 thuộc xã Ayun và Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.(Vụ Đinh Chim).
Quang cảnh hiện trường vụ hủy hoại rừng tại lô 8, khoảnh 1, tiểu khu 1045 và lô 7, khoảnh 2, tiểu khu 1037 với tổng diện tích 31.000m2 đất rừng phòng hộ thuộc xã Ayun và Al Bá, huyện Chư Sê(vụ Đinh Lân cùng đồng bọn và Đinh Chim).
Vụ thứ ba: tại tại lô 8; khoảnh 1, tiểu khu 1045 đất rừng phòng hộ với diện tích 6000m2 thuộc xã Ayun và Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
Vụ thứ tư: vụ án Huỷ hoại rừng tại lô 2; khoảnh 2,3; Vụ phá rừng xảy ra tại tiểu khu 1065 thuộc lâm phần UBND xã HBông quản lý có 4 vị trí bị ủi, cày phá, tổng diện tích 34,61 ha (thuộc quy hoạch rừng phòng hộ) phát hiện ngày 06/9/2021.
Vụ thứ năm: Vụ phá rừng tại khoảnh 6, tiểu khu 1061, do UBND xã HBông, huyện Chư Sê quản lý với tổng diện tích bị cày xới là 50.400 m2 phát hiện cuối tháng 12/2021. Trong đó: Diện tích đất có rừng là 4.400m2 , tại lô 8, lô 22, khoảnh 6 tiểu khu 1061, quy hoạch rừng phòng hộ(RLN: 4.000m2 ; RLP: 400m2) và Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng là 46.000 m2 tại lô 17, lô 19 khoảnh 6, tiểu khu 1061(Nông nghiệp: 40.500 m2 ; DT1: 400 m2 ).
Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng tại lô 17, lô 19 khoảnh 6, tiểu khu 1061(Nông nghiệp: 40.500 m2 ; DT1: 400 m2 ).
Hiện cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố điều tra là 04 vụ với 06 bị can. Đã truy tố 03 vụ với 06 bị can và xét xử xong và đi thi hành án 03 vụ với 06 bị án. Hiện còn 01 vụ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chư Sê đang tiến hành điều tra, xác minh và 02 vụ Hạt kiểm lâm huyện Chư Sê đang tiến hành điều tra, xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến xảy ra loại tội phạm này trên địa bàn huyện Chư Sê là do:
Nguyên nhân khách quan: diện tích rừng trên địa bàn huyện Chư Sê quản lý với số lượng lớn, trong đó về lâm phần trải dài từ Bắc huyện xuống Nam huyện với chiều dài hơn 40km nằm trên địa phận 8 xã là: xã Trang huyện Đăk Đoa, xã Bar Măih, Bờ Ngoong, Ayun, Kông Htôk, H’Bông, Al Bá, IaPal và tiếp giáp với xã Ia phang huyện Chư Pưh, xã Ayun Hạ huyện Phú Thiện, xã Đêl A huyện Mang Yang cho nên công tác tuần tra truy quét, ngăn chặn các vụ vi phạm trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Lâm phần quản lý của đơn vị nằm giàn trải nhiều khu vực, bị chia cắt bởi nhiều suối lớn và nhỏ, nhiều vùng núi hiểm trở, đi lại khó khăn nên đã gây nhiều khó khăn trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, đặt biệt là vào mùa mưa; phương tiện, trang thiết bị, chế độ phục vụ cho công tác này còn những hạn chế nhất định; điều kiện kinh tế của những người dân địa phương sống trong vùng đệm của rừng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, trình độ dân trí thấp, từ đó dẫn đến việc chặt phá, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy…
Nguyên nhân chủ quan: bên cạnh những nguyên nhân mang tính chất khách quan nêu trên thì có những nguyên nhân chủ quan như việc tuần tra, canh gác của lực lượng cán bộ Ban quản lý rừng Phòng hộ Chư Sê, Hạt kiểm lâm huyện Chư Sê, Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện chưa được thường xuyên, có lúc còn lỏng lẻo; việc phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng tuy đã được triển khai đến tất cả các thôn, buôn, làng của các xã nhưng chưa sâu rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, một số ít cán bộ của Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê, Ban Quản lý rừng Phòng hộ Chư Sê và Ủy ban nhân dân các xã có rừng chưa nêu cao hết tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao... Vì vậy, hành vi phá rừng trái pháp luật nhất là rừng phòng hộ đã gây thiệt hại rất lớn đến nguồn tài nguyên rừng; ảnh hưởng xấu đến sự đa dạng về sinh học, môi trường sinh thái, khí hậu; ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và gây dư luận xấu trong nhân dân. Hành vi hủy hoại rừng là bị nghiêm cấm được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự xử lý rất nghiêm khắc về hành vi này.
Để làm tốt công tác quản lý Bảo vệ rừng, từng bước kiềm chế và đẩy lùi loại tội phạm này. Viện kiểm sát nhân dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai kiến nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện Chư Sê, Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê, Ủy ban nhân dân các xã có rừng nhất là rừng phòng hộ và các ban, ngành, thực hiện một số nội dung, giải pháp sau:
Về áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật:
- Chỉ đạo các ban, ngành tổ chức đoàn thể, các khu dân cư đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và Luật bảo vệ và phát triển rừng nói riêng đến mọi tầng lớp nhân dân nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tránh vi phạm liên quan đến các hành vi vi phạm Lâm luật đặc biệt là hành vi Hủy hoại rừng. Từ đó giúp nhân dân hiểu biết, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng nhất là rừng phòng hộ, từ đó tôn trọng và chấp hành nghiêm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện Chư Sê, Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê và Ủy ban nhân dân các xã có diện tích rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, bám sát, kiểm tra theo dõi đối với từng hộ dân trên địa bàn mình quản lý, phụ trách để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm lâm luật nhất là hành vi hủy hoại rừng, phá rừng trái pháp luật.
- Chỉ đạo lực lượng Hạt kiểm lâm, công an huyện, công an các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện những nơi có hành vi vi phạm lâm luật, phát hiện các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm hủy hoại rừng và các tội danh có liên quan đến việc bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Khi phát hiện nơi nào có hành vi phạm tội phải báo ngay cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng ở huyện. Tiến hành lập biên bản về việc vi phạm, xác định cá nhân hủy hoại rừng và phá rừng, xác định diện tích rừng bị phá, loại rừng bị phá... Lực lượng Công an, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương tiến hành triệt phá và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong thời gian qua đã để xảy ra tình trạng huỷ hoại rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn huyện để xử lý nghiêm minh có tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung./.