Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Viện KSND thành phố Pleiku được trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) ghi nhận thành tích trong công tác xử lý tội phạm buôn bán động vật hoang dã

Thứ tư - 21/09/2022 19:53 742 0
Vừa qua, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam đã gửi thư, ghi nhận sự nỗ lực của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Pleiku trong đấu tranh, xử lý tội phạm buôn bán động vật hoang dã.

 

Bằng ghi nhận của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) đối với thành tích của Viện KSND thành phố Pleiku trong công tác đấu tranh với tội phạm về động vật hoang dã


Như tin đã đưa: Trong những năm gần đây, hoạt động buôn bán động vật hoang dã trên nền tàng Internet ngày càng phổ biến và có diễn biến phức tạp. Lợi dụng sự thuận tiện của Internet, nhiều đối tượng đã ngang nhiên quảng cáo buôn bán trái phép cá thể, bộ phận sự sống không thể tách rời và sản phẩm của các loài động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu tiêu thụ, sử dụng từ một bộ phận người dân. Đặc biệt, hầu hết các đối tượng quảng cáo, buôn bán đều ý thưc được sản phẩm mình đang giao bán là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và việc buôn bán chúng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do lợi nhuận cao đã thúc đẩy các đối tượng này sẵn sàng xâm hại đến các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và sử dụng những thủ đoạn tinh vi để thu lợi.  
Cụ thể: Thông qua mạng xã hội Zalo, Từ Công Cường và Ngô Quang Tiến đã thực hiện hành vi mua bán 02 miếng sừng Tê giác, có tổng khối lượng 96,2 gam và đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Pleiku bắt quả tang khi Tiến đang trên đường đi giao nhận. Qua Kết luận của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, xác định: 02 miếng sừng động vật là sừng loài tê giác trắng có tên khoa học là Ceratotherium simum. Loài tê giác trắng có tên trong phụ lục I, danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoãng dã nguy cấp CITES (Ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Loài tê giác trắng có phân bố ở Châu Phi, thuộc Lớp Thú, Bộ Móng guốc ngón lẻ, họ tê giác.

Hành vi của Từ Công Cường và Ngô Quang Tiến đã xâm phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Do đó, ngày 14/4/2022, Viện kiểm sát nhân dân thành phhố Pleiku đã Quyết định truy tố Từ Công Cường và Ngô Quang Tiến về tội: “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo điểm c khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự. Vào ngày 16/6/2022, Tòa án nhân dân thành phố Pleiku đã đưa ra xét xử công khai, tuyên phạt bị cáo Từ Công Cường 18 tháng tù; bị cáo Ngô Quang Tiến 15 tháng tù, về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự.  Sau khi Bản án có hiệu lực pháp luật, các bị cáo đã đi chấp hành án phạt tù.
Với những đóng góp cụ thể nêu trên, Viện KSND thành phố Pleiku đã được Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) gửi Bằng ghi nhận thành tích của đơn vị trong công tác đấu tranh với tội phạm về động vật hoang dã./.

Tác giả bài viết: Thúy Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay5,235
  • Tháng hiện tại303,857
  • Tổng lượt truy cập16,832,779
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây