Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Viện KSND tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện quy trình xây dựng Sơ đồ tư duy vụ án Dân sự

Chủ nhật - 26/03/2023 21:40 1.243 0
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao và Kế hoạch số 01/KH-VKS ngày 26/12/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai về công tác của ngành Kiểm sát năm 2023.
Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai tại Hội nghị tập huấn công tác ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong Ngành Kiểm sát nhân dân. Xuất phát từ thực trạng hiện nay hầu hết các đơn vị trong toàn Ngành không có cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách, cán bộ làm công tác công nghệ thông tin phải kiêm nhiệm công việc khác và chỉ có trình độ chuyên môn là Cử nhân luật, không có trình độ chuyên sâu về công nghệ thông tin nên còn khó khăn khi thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Do đó, Phòng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật (Phòng 9) đã chủ động nghiên cứu, tìm tòi và đã thực hiện thành công việc xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự, đồng thời, thông qua việc xây dựng sơ đồ tư duy vụ án, Phòng 9 đã soạn thảo “Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự” và xin ý kiến Lãnh đạo Viện để ban hành và triển khai thực hiện trong toàn Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai. Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự có hai phần chính, phần thứ nhất là tìm hiều về sơ đồ tư duy và sơ đồ tư duy vụ án dân sự, phần thứ hai là hướng dẫn cách cài đặt phần mềm ứng dụng sơ đồ tư duy và xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm. Kèm theo Quy trình là 02 phụ lục hướng dẫn chi tiết, kèm theo hình ảnh minh họa, giúp cho Kiểm sát viên, công chức, những người không có trình độ chuyên sâu về công nghệ thông tin có thể thực hiện được dễ dàng, thuận tiện. Bên cạnh việc ban hành bằng văn bản, Kiểm sát viên Phòng 9 còn xây dựng các Video clip hướng dẫn chi tiết thực hiện Quy trình này.
         
Tác giả xin giới thiệu toàn bộ nội dung cơ bản và các phụ lục kèm theo của Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự để bạn đọc tham khảo, vận dụng.


PHẦN I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY VỤ ÁN DÂN SỰ
 
1. “Sơ đồ tư duy” là gì? Sơ đồ tư duy vụ án dân sự là gì?
         
- Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy, còn gọi là giản đồ ý (tiếng Anh: Mind map) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ logic và chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành nhiều nội dung nhỏ theo một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Sơ đồ tư duy hữu ích trong việc trình bày các ý tưởng về một chủ đề nào đó. Quá trình tạo lập sơ đồ tư duy phù hợp với quá trình tư duy, triển khai chi tiết dần các ý tưởng đã có và giúp ta nhìn thấy được tổng thể các nội dung liên quan.
Đây được xem là phương pháp giúp ghi nhớ hoặc phân tích vấn đề tối ưu nhất.
- Sơ đồ tư duy vụ án dân sự được hiểu là một dạng bản đồ tóm tắt vụ án dân sự trên phần mềm ứng dụng có sẵn, do Kiểm sát viên, công chức Kiểm sát xây dựng, được sắp xếp theo một trình tự nhất định, thể hiện những vấn đề cơ bản, cốt lõi của một vụ án dân sự, đồng thời được kết nối với các tài liệu có tại hồ sơ số hóa, giúp cho công tác báo cáo án, trình chiếu hồ sơ tại phiên tòa được nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời, cũng giúp cho công tác nghiên cứu hồ sơ của Kiểm sát viên, công chức khoa học, dễ hiểu, dễ khai thác.
 
2. Trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự
Máy tính, máy photocopy, máy scan và các thiết bị bổ trợ cần thiết khác...
         
3. Một số phần mềm, ứng dụng để thực hiện
xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự

- Mindmaple, NovaMind, Xmind,…
- Microsoft Office (word, excel, power point);
- Phầm mềm chuyển đổi file PDF thành hình ảnh (JPG);
- Phần mềm đọc, biên tập (cắt, nối, chỉnh sửa, chuyển đổi định dạng) file PDF (foxit-reader; Foxit PhantomPDF Business 9.2.0.9297; Adobe Reader; PDFSplitter; pdfcandy-setup; CuteWriter...);

PHẦN II. QUY TRÌNH CƠ BẢN THỰC HIỆN XÂY DỰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỤ ÁN DÂN SỰ TRÊN ỨNG DỤNG MINDMAPLE

1. Cài đặt phần mềm sơ đồ tư duy
Yêu cầu: Máy tính có kết nối Internet.
Cách cài đặt: Tải ứng dụng Mindmaple do Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã gửi hoặc truy cập Mindmaple để tải ứng dụng Mindmaple về máy tính và thực hiện các bước cài đặt (việc cài đặt được hướng dẫn ở Phụ lục 1 kèm theo Quy trình này).
Việc cài đặt phần mềm Mindmaple chỉ cần thực hiện 1 lần.

2.Thực hiện số hóa hồ sơ vụ án dân sự
Việc thực hiện số hóa hồ sơ dân sự được thực hiện theo Quy trình số hóa hồ sơ đã được Phòng 9 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai xây dựng và ban hành năm 2022.

3. Các bước thực hiện xây dựng sơ đồ tư duy trên ứng dụng Mindmaple đối với vụ án dân sự sơ thẩm
Bước 1. Mở ứng dụng Mindmaple
Bước 2. Nhập tên nội dung tranh chấp, nguyên đơn, bị đơn chính vào Bảng trung tâm.
Bước 3. Thiết lập các bảng cấp 1. Có thể lập các bảng theo các phần tương ứng với báo cáo đề xuất

Về việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm (mẫu 35/DS) theo Quyết định 410/QĐ-VKSTC ngày 25/11/2021 của VKSNDTC, gồm:


Bảng 1: Các thủ tục tố tụng của Tòa án (tương ứng với tập 1 của hồ sơ số hóa). Trong đó có thể nêu tóm tắt các thời gian như ngày thụ lý, ngày ra quyết định xét xử và ngày xét xử,…

Bảng 2: Nội dung vụ án. gồm các nội dung tương ứng phần I của Báo cáo đề xuất (mẫu 35). Tại bảng này có thể ghi tóm tắt nội dung vụ án. Các nội dung cụ thể có thể chia thành các bảng nhỏ (bảng cấp 2) tương ứng với các tập tài liệu đã được số hóa, cụ thể:
+ Bảng 2.1. Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn gồm: Đơn khởi kiện; Bản tự khai, Biên bản lấy lời khai của nguyên đơn; Chứng cứ nguyên đơn cung cấp…..
+ Bảng 2.2. Ý kiến của bị đơn gồm: Bản tự khai, Biên bản lấy lời khai của bị đơn; Chứng cứ bị đơn cung cấp; Yêu cầu phản tố (nếu có)….
+ Bảng 2.3. Ý kiến của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: Bản tự khai, Biên bản lấy lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Chứng cứ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cung cấp; Yêu cầu độc lập (nếu có)….
+ Bảng 2.4. Thủ tục mở phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải của Tòa án; Thủ tục đối chất (nếu có).
+ Bảng 2.5. Thủ tục xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản; Thủ tục và kết quả giám định… (nếu có).
+ Bảng 2.6. Chứng cứ do Tòa án tiến hành thu thập như: Biên bản xác minh, Biên bản lấy lời khai, Công văn thu thập tài liệu, chứng cứ và kết quả các chứng cứ thu thập được….

Bảng 3. Thụ lý, giải quyết của Viện kiểm sát.
Bảng này gồm các tài liệu tương ứng với các tài liệu tại Tập 8 của Quy trình số hóa hồ sơ, gồm: Quyết định phân công Kiểm sát viên; Trích cứu hồ sơ; Báo cáo kết quả nghiên cứu án; Bản phát biểu; Bút ký phiên tòa; Phiếu kiểm sát Bản án/Quyết định; Kiến nghị, kháng nghị, báo cáo đề nghị kháng nghị, Thông báo rút kinh nghiệm (nếu có).
Trong bảng này có thể chia ra các bảng nhỏ tương ứng với từng nhóm như sau:
Bảng 3.1. Trích cứu hồ sơ vụ án.
Bảng 3.2. Báo cáo đề xuất: Trong bảng này nên ghi tóm tắt phần đề xuất của công chức nghiên cứu án, gồm: Kiến nghị với Tòa án, đề nghị Tòa án tạm ngưng phiên tòa, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ hay chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện…
Bảng 3.3. Dự thảo Bản phát biểu.
Bảng 3.4. Dự thảo câu hỏi tại phiên tòa.
Trong các bảng nhỏ (cấp 2 hoặc cấp 3…), chúng ta cần liên kết bảng này với tài liệu tương ứng. Ví dụ: Tại bảng chứng cứ do nguyên đơn cung cấp như Hợp đồng vay, Hợp đồng mua bán,… cần được liên kết với Hợp đồng vay, Hợp đồng mua bán đã được scan và lưu ở tập hồ sơ số hóa. Thao tác này là quan trọng nhất để liên kết sơ đồ tư duy với hồ sơ số hóa, tạo thuận lợi cho việc báo cáo án cũng như trình chiếu hồ sơ tại phiên tòa.
Cách liên kết sẽ được hướng dẫn ở phần Phụ lục 2 kèm theo Quy trình này.

4. Các bước thực hiện xây dựng sơ đồ tư duy trên ứng dụng Mindmaple đối với vụ án dân sự phúc thẩm
Đối với vụ án phúc thẩm, quy trình xây dựng sơ đồ tư duy cũng được thực hiện tương tự như đối với vụ án sơ thẩm. Tuy nhiên, việc chia bảng cấp I theo các phần của Báo cáo đề xuất về việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm (mẫu 44/DS) theo Quyết định 410/QĐ-VKSTC ngày 25/11/2021 của VKSNDTC, gồm:
Bảng 1: Bản án sơ thẩm. Nêu phần quyết định của bản án sơ thẩm và liên kết với bản án sơ thẩm đã được số hóa.
Bảng 2: Kháng cáo, kháng nghị. Bảng này được chia thành các bảng cấp 2 như sau:
Bảng 2.1: Đơn kháng cáo, tài liệu kèm theo (nếu có) của nguyên đơn.
Bảng 2.2: Đơn kháng cáo, tài liệu kèm theo (nếu có) của bị đơn.
Bảng 2.3. Kháng nghị của VKS: Quyết định kháng nghị, tài liệu kèm theo (nếu có).
Tại các bảng Kháng cáo, kháng nghị nêu tóm tắt nội dung kháng cáo, kháng nghị và yêu cầu, đề nghị của đương sự và VKS, đồng thời liên kết các bảng này với đơn kháng cáo và kháng nghị tương ứng tại hồ sơ số hóa.
Bảng 3. Thủ tục tố tụng của Tòa án phúc thẩm. Bảng này cần nêu tóm tắt ngày thụ lý, ngày xét xử và các thông tin khác mà KSV thấy cần thiết. Đồng thời liên kết với các văn bản tương ứng tại hồ sơ số hóa.
Bảng 4. Đề xuất giải quyết án của KSV, công chức. Trong bảng này cần chia thành các bảng cấp 2 gồm:
Bảng 4.1. Trích cứu hồ sơ;
Bảng 4.2. Báo cáo kết quả nghiên cứu án;
Bảng 4.3. Dự thảo Bản phát biểu;
Bảng 4.4. Dự kiến câu hỏi tại phiên tòa.
Các bảng này đều được liên kết đến văn bản tương ứng tại hồ sơ vụ án đã số hóa.
Ngoài những bảng (ô) như trên, Kiểm sát viên, công chức có thể thêm hoặc bớt tùy theo từng vụ án cụ thể.

PHỤ LỤC 1. CÁCH CÀI ĐẶT PHẦN MỀM ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY MINDMAPLE
         
Tải ứng dụng Mindmaple do Văn phòng Viện KSND tỉnh gửi hoặc liên hệ đồng chí Nguyễn Thị Thanh Bình 
để nhận và tải về máy tính, thực hiện các bước cài đặt phần mềm như đã hướng dẫn ở buổi tập huấn "Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành Kiểm sát Gia Lai" của Văn phòng tổng hợp tổ chức.

Sau khi cài đặt Mindmaple thành công, lúc này biểu tượng của ứng dụng Mindmaple được hiển thị ở màn hình chính (DESKTOP).

PHỤ LỤC 2. CÁCH XÂY DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỤ ÁN DÂN SỰ TRÊN ỨNG DỤNG MINDMAPLE

Bước 1. Mở ứng dụng Mindmaple trên màn hình chính (DESKTOP)



Bước 2. Thiết lập các bảng theo mẫu cho sẵn.


         
Có thể mặc định tên gọi của bảng hoặc ô/nhánh (bảng cấp 1, bảng cấp 2,…) theo sơ đồ sau:



Nhập văn bản, dữ liệu vào các bảng cho sẵn. Việc nhập văn bản được thực hiện tương tự như trong WORD. Kiểu chữ, cỡ chữ, màu nền, màu chữ điều chỉnh tùy ý. Kiểu chữ, cỡ chữ, màu nền, màu chữ… nằm trong cửa sổ Design Tools Style
 


         
Việc thêm/bớt bảng (ô) tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể để thực hiện cho hợp lý và thuận tiện cho việc báo cáo lãnh đạo và trình chiếu tại phiên tòa. Thao tác thêm/bớt bảng được thực hiện như sau:

         
Thêm bảng: Đưa con chỏ về bảng (ô) cần thêm, Click chuột phải, sau đó bấm vào INSERT và bấm vào ô tương ứng hoặc bấm vào biểu tượng thêm bảng trên thanh công cụ, trong cửa sổ Home hoặc Insert đều có, trong đó Topic dùng để thêm bảng cùng cấp, Subtopic dùng để thêm bảng cấp (nhánh) nhỏ hơn. Chúng ta cũng có thể thêm bảng cùng cấp bằng cách nhấp vào 1 bảng bất kỳ và bấm nút Enter trên bàn phím.

         
Ví dụ: Từ bảng Nội dung vụ án, muốn thêm bảng cùng cấp (Thủ tục tố tụng) thì bấm vào biểu tượng Topic; còn nếu muốn thêm các nhánh nhỏ (ví dụ Lời khai nguyên đơn, lời khai bị đơn,…) thì bấm vào biểu tượng Subtopic.



         
Xóa bớt bảng: Đưa con chỏ về bảng (ô) cần xóa, Click chuột phải, sau đó bấm nút Delete Topic Including Childs hoặc bấm nút Delete trên bàn phím



         
Bước 3. Liên kết Sơ đồ tư duy với tài liệu tại hồ sơ số hóa.

Sau khi nhập văn bản vào các bảng, thực hiện liên kết với tài liệu tại hồ sơ số hóa, có 02 cách để liên kết với tài liệu số hóa
Cách thứ nhất: Liên kết bằng Hyperlink
- Bấm vào bảng cần liên kết (ví dụ bảng đoen khởi kiện), click chuột phải, trên màn hình hiển thị cửa sổ phía dưới, nhấn vào Add Hyperlink, cũng có thể dùng phím tắt Ctrl+K hoặc bấm vào biểu tượng Hyperlink trên thanh công cụ (trong cửa sổ Insert).


           
- Bấm vào nút Add file (trong khoanh đỏ phía dưới)



         
- Mở tập hồ sơ số hóa, bấm vào tài liệu tương ứng để liên kết (ví dụ File đơn khởi kiện đã được scan và lưu vào tệp hồ sơ vụ án tương ứng), sau đó bấm Open.



         
- Bấm OK để hoàn thành liên kết




Cách thứ hai: Liên kết bằng Attachment.

Thao tác tương tự như liên kết Hyperlink. Bấm vào bảng cần liên kết, sau đó mở cửa sổ Insert, bấm vào biểu tượng Attachment trên thanh công cụ, đi đến file cần liên kết và bấm Open để hoàn thành.
Sau khi hoàn thành các thao tác liên kết, phía cuối bảng sẽ xuất hiện ô nhỏ, khi chúng ta đưa con chỏ đến ô nhỏ này trên màn hình sẽ xuất hiện địa chỉ của File đã liên kết (đối với Hyperlink) hoặc xuất hiện tên file đã được gắn (đối với Attachment). Các file được gắn luôn luôn ở dạng ẩn, khi cần mở file để khai thác thông tin, chỉ cần bấm vào ô nhỏ cuối bảng, màn hình sẽ dẫn đến file đã được liên kết.
Ví dụ: File BB lấy lời khai của Thọ BL211 trong hồ sơ số hóa VỤ THỪA KẾ (DSST) MẪN - TÂM đã được liên kết bằng Hyperlink


         
Ở bảng dưới đây thể hiện Báo cáo đề xuất giải quyết án đã được gắn vào bảng BCĐX ngày… bằng Attachment.

         

Bước 4. Lưu Sơ đồ tư duy vừa tạo lập
- Bấm vào cửa sổ File trên thanh công cụ ở góc trái phía trên màn hình máy tính, sau đó bấm vào Save As và đặt tên cho file, sau đó bấm nút Save để hoàn thành lưu (tương tự lưu file Word và Excel)





Lưu ý: Sau khi lưu sơ đồ tư duy đã tạo lập mà chúng ta không nhớ địa chỉ đã lưu hoặc không tìm thấy thì chúng ta có thể mở ứng dụng Mindmaple, sau đó bấm vào cửa sổ File trên thanh công cụ ở góc trái phía trên màn hình máy tính tương tự như thao tác Lưu; Lúc này xuất hiện các File đã lập và địa chỉ lưu file sơ đồ tư duy đã lập, chúng ta có thể thực hiện thao tác mở File như các File Word hay Excel thông thường ngay trên ứng dụng Mindmaple hoặc tìm file theo địa chỉ hiển thị để mở.

Ví dụ: Có thể mở SƠ ĐỒ VỤ TCHĐ VAY TÀI SẢN A-B ngay trên ứng dụng Mindmaple với thao tác bấm vào file trên màn hình hoặc mở theo địa chỉ được hiển thị ở hàng dưới.



Dưới đây là ảnh chụp của sơ đồ vụ án TC chia thừa kế (án sơ thẩm) đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh


         
Ngoài ra, có thể gắn trực tiếp file hình ảnh vào Bản đồ tư duy bằng cách bấm vào biểu tượng Picture trên thanh công cụ. Tuy nhiên, để sử dụng cách này thì trước hết chúng ta phải chuyển đổi file PDF thành file hình ảnh. Sau đó thực hiện gắn hình ảnh đó lên bảng tương ứng như hình dưới. Các bước thực hiện tương tự như gắn file Word hay PDF bằng lệnh HyperLink hay Attachment như đã hướng dẫn ở trên.



         
Đối với Sơ đồ tư duy vụ án dân sự, có thể sắp xếp tùy ý, nhưng các phần, nội dung cơ bản nhất của vụ án phải được hiển thị trong các bảng chính của Sơ đồ. Đồng thời, nên sắp xếp các bảng tương ứng với các tệp tài liệu đã được số hóa nhằm đảm bảo tính khoa học, dễ khai thác và sử dụng.

Ngoài phần mềm ứng dụng Mindmaple nêu trên, sơ đồ tư duy vụ án dân sự có thể được xây dựng trên phần mềm ứng dụng NOVAMIND, cách cài đặt và xây dựng sơ đồ vụ án dân sự trên ứng dụng NovaMind cũng được thực hiện tương tự như phần mềm Mindmaple, các chức năng liên kết, gắn file,… của hai ứng dụng này được thực hiện tương tự nhau. Dưới đây là một số hình ảnh sơ đồ tư duy vụ án dân sự sơ thẩm được xây dựng trên phần mềm NovaMind




         
Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự nêu trên do Phòng 9 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai xây dựng trên ứng dụng Mindmaple Lite và đã triển khai thực hiện tại đơn vị. Quy trình này được xây dựng trên cơ sở tự nghiên cứu, hiện nay chưa có hướng dẫn của cấp trên, do đó có thể vẫn còn sơ sài và thiếu sót. Trong quá trình thực hiện, mong nhận được sự đóng góp xây dựng của bạn đọc để Quy trình hoàn thiện hơn. Đồng thời nếu có gì vướng mắc, bạn đọc có thể liên hệ với Phòng 9 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai hoặc liên hệ trực tiếp với tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình qua điện thoại/Zalo 0914150288 để trao đổi.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thanh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay6,098
  • Tháng hiện tại91,170
  • Tổng lượt truy cập19,634,119
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây