Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai tăng cường nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở

Thứ ba - 14/01/2020 02:25 958 0
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Quy chế dân chủ ở cơ sở là một trong những giải pháp quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Từ nhận thức trên, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương tỉnh Gia Lai đã tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, qua đó phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Trong năm 2018 và 2019, Viện KSND tỉnh Gia Lai được Viện KSND tối cao và Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh Gia Lai tiến hành kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ tại đơn vị. Đồng thời, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Gia Lai đã thành lập 08 Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ tại Viện KSND cấp huyện và các Phòng thuộc Viện KSND tỉnh. Qua kiểm tra, các Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ của Tỉnh ủy, của Viện KSND tối cao và của Viện KSND tỉnh đánh giá cao kết quả thực hiện Quy chế dân chủ tại Viện KSND hai cấp tỉnh Gia Lai như:

- Cấp ủy, cơ quan Viện kiểm sát hai cấp nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

- Phát huy tốt vai trò quản lý, chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan, vai trò của các tổ chức đoàn thể và tinh thần làm chủ của cán bộ, công chức và người lao động; hầu hết cán bộ, đảng viên và người lao động trong toàn ngành Kiểm sát từ tỉnh đến huyện có ý thức tự giác, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thúc đẩy phong trào thi đua trong tập thể và mỗi cá nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ trong giải quyết công việc có liên quan đến người dân.

- Việc thực hiện Quy chế dân chủ đã được lãnh đạo, Kiểm sát viên, công chức và người lao động quan tâm thực hiện nghiêm túc trong tất cả các khâu công tác như: công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; tổ chức cán bộ; thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; quản lý tài chính, tài sản công……
 

Đ/c Nguyễn Đình Quang, Viện trưởng Viện KSND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện QCDC trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai kết luận kiểm tra việc thực hiện QCDC tại Viện KSND huyện Kông Chro

 
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại Viện KSND hai cấp tỉnh Gia Lai còn có nhiều hạn chế, thiếu sót, cần phải chấn chỉnh và khắc phục. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ trong thời gian tới, Viện trưởng Viện KSND tỉnh yêu cầu Viện KSND các huyện, thị xã, thành phố và các Phòng thuộc Viện KSND tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Văn bản của Đảng, Nhà nước và của Ngành về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nghiên cứu, quán triệt và bám sát các tiêu chí đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để triển khai thực hiện, trọng tâm là các văn như: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/02/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị; Kết luận số 120-KL/TTW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ; Hướng dẫn số 06-HD/BCĐTW ngày 30/01/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn tiêu chí đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng ủy trực thuộc trung ương; Các Quy chế thực hiện dân chủ của Viện KSND tối cao và của Viện KSND tỉnh Gia Lai…

2. Viện KSND hai cấp cần gắn việc thực hiện dân chủ với việc triển khai thực hiện Quyết định số 553-QĐ/TU ngày 14/3/2017 của Tỉnh ủy Gia Lai về “ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh”; Quyết định số 554-QĐ-TU ngày 14/3/2017 của Tỉnh ủy về “ban hành Quy định trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng đảng, chính quyền”, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đổi mới tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên và người lao động; tổ chức tốt việc tiếp công dân, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân đúng quy định của pháp luật.


Đ/c Nguyễn Đình Quang, Viện trưởng Viện KSND tỉnh trực tiếp đối thoại với công chức và người lao động của Cơ quan VKSND tỉnh
 
3. Về việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức hàng năm: Định kỳ vào cuối năm công tác, người đứng đầu đơn vị phối hợp với Công đoàn cơ quan tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức. Việc tổ chức Hội nghị phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ và Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ.

4. Về công tác kê khai tài sản và việc bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng:
- Việc kê khai tài sản thu nhập hàng năm phải thực hiện đúng quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08/3013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và Hướng dẫn hàng năm của Viện KSND tối cao.
- Thực hiện nghiêm túc công tác bình xét thi đua; xét đề nghị thi tuyển chọn KSV, đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ, chức danh; xét nâng lương, xét thu nhập tăng thêm; đánh giá, phân loại công chức hàng năm đảm bảo công bằng, dân chủ, đúng theo quy định của pháp luật và của Viện KSND tối cao tại Quy chế phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 521/QĐ-VKSTC ngày 01/11/2019 của Viện trưởng Viện KSND tối cao) và Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân (ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-VKSTC ngày 01/11/2019 của Viện trưởng Viện KSND tối cao).

5. Về công tác tài chính, tài sản công:
- Việc công khai dự toán Ngân sách nhà nước được giao, quyết toán ngân sách và công khai các nội dung (quá trình mua sắm; bố trí quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc nguồn ngân sách cấp…) phải được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017, Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005 của Bộ Tài chính và Thông tư số 89/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ.
- Việc thanh lý tài sản công thực hiện theo Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính và Công văn số 4931/VKSTC-C3 hướng dẫn một số thủ tục hành chính trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công của ngành KSND. Nếu có phát sinh việc thanh lý tài sản, đề nghị các đơn vị có báo cáo về Viện KSND tỉnh (qua Văn phòng) để có hướng dẫn cụ thể.

6. Về công tác phối hợp với các ngành chức năng:
- Các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát các Quy chế làm việc, Quy chế về phối hợp công tác; tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới bảo đảm việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo đúng các quy định mới của pháp luật.
- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng có liên quan như: Công an, Tòa án, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật; không để xảy ra các trường hợp oan sai, quá hạn tạm giam, tạm giữ hoặc để xảy ra các trường hợp vi phạm chế độ của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Trung - Trần Thị Điệp Ngân

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay8,536
  • Tháng hiện tại130,278
  • Tổng lượt truy cập16,659,200
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây