Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Kết luận của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2017

Thứ hai - 13/02/2017 21:19 968 0
Ngày 11/01/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2017. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kết luận Hội nghị, yêu cầu các phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, cũng như các nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020.

2. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 04/4/2016 của Tỉnh ủy, và Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 12/01/2016 của Viện trưởng Viện KSND tối cao, về triển khai thi hành các đạo luật liên quan đến lĩnh vực Tư pháp có hiệu lực trong năm 2016 và 2017.

3. Quán triệt và đề ra giải pháp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu công tác của Ngành trong năm 2017 và các chỉ tiêu cụ thể đã được xác định trong Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017, gắn với phương châm “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Chất lượng, hiệu quả”.

4. Chủ động đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, tăng cường và gắn chặt hơn nữa trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, nhất là trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, bảo đảm không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt các Chỉ thị của Viện trưởng Viện KSND tối cao, về tăng cường trách nhiệm công tố, công tác kháng nghị, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. 

5. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các đồng chí Viện trưởng Viện KSND cấp huyện và các đồng chí Trưởng phòng thuộc Viện KSND tỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, công tác chỉ đạo thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và phải trực tiếp chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm, yếu kém xảy ra tại đơn vị.

6. Đề ra các giải pháp cụ thể trong Chương trình, Kế hoạch công tác của đơn vị để thực hiện tốt hai công tác đột phá năm 2017, đó là:

(1), Tăng cường thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, bảo đảm không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
(2), Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính, hạn chế thấp nhất việc hủy án, sửa án có trách nhiệm của Viện kiểm sát.

Trong đó, yêu cầu các đơn vị cần lưu ý: Mỗi đơn vị trực tiếp kiểm sát tại CQĐT cùng cấp 01 lần/năm và mỗi Viện kiểm sát cấp huyện phối hợp với Cơ quan điều tra tiến hành trực tiếp kiểm sát 50% Công an cấp xã. Phòng 2 chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan và Viện kiểm sát cấp huyện tiến hành trực tiếp kiểm sát từ 02 đến 03 CQĐT cấp huyện về công tác thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Chú trọng thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ “không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội” trong giải quyết các vụ án hình sự; tiến hành phúc cung 100% các vụ án trước khi quyết định truy tố.

Làm tốt nhiệm vụ “hạn chế thấp nhất việc hủy án, sửa án có trách nhiệm của Viện kiểm sát” trong giải quyết án dân sự, hành chính; Kiểm sát viên phải tham gia 100% các phiên tòa, phiên họp thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia; phối hợp với Tòa án tổ chức từ 02 đến 03 phiên tòa rút kinh nghiệm/01 Kiểm sát viên (trong đó có 01 phiên tòa rút kinh nghiệm án KDTM, LĐ, hành chính).

7. Nâng cao chất lượng giải quyết án và hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, không để xảy ra trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung do bỏ lọt tội phạm và người phạm tội có trách nhiệm của Kiểm sát viên. Hạn chế tối đa trường hợp Toà án xét xử khác với tội danh, điều khoản Viện kiểm sát truy tố. Không để xảy ra việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc Toà án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội và việc huỷ án, sửa án có liên quan đến trách nhiệm của Kiểm sát viên.
Phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh tội phạm về tham nhũng, chức vụ và kinh tế; đặc biệt là các vụ án tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp và các vụ án trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, các vụ án chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng có đông người tham gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Có giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên; Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ về số lượng và nâng cao chất lượng các phiên tòa rút kinh nghiệm án hình sự theo chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Phòng 1, 2, 3 và 7 phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tốt việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm được truyền hình trực tuyến từ Hội trường xét xử của Tòa án đến điểm cầu Viện kiểm sát tỉnh và 17 điểm cầu Viện kiểm sát cấp huyện để cùng học tập, rút kinh nghiệm chung.

8. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị, về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên; đoàn kết, gương mẫu trong công việc, lối sống và thực hiện chuẩn mực đạo đức của người cán bộ Kiểm sát. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức và nhân viên Viện kiểm sát nhân dân hai cấp phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát nhân dân trong thi hành công vụ; chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị; bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao; sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, không để quá hạn giải quyết hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

9. Giữ mối quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương; phát huy vai trò chủ động, tích cực trong quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền xử lý tốt các vụ việc, vụ án phức tạp, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm, bảo đảm phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị địa phương.
Chủ động tổng kết công tác thực tiễn, nghiên cứu, phân tích, dự báo xu hướng tình hình tội phạm và vi phạm, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là những thiếu sót, sơ hở trong quản lý kinh tế, xã hội để tham mưu cấp ủy Đảng, kiến nghị với chính quyền và cơ quan hữu quan các biện pháp, giải pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội tại địa phương

10. Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, chú trọng tăng cường số lượng và chất lượng kháng nghị phúc thẩm án hình sự, dân sự, hành chính...và các bản kháng nghị, kiến nghị trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp khác. Tăng cường xây dựng chuyên đề nghiệp vụ, tổ chức tập huấn, thông báo rút kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ; nâng cao chất lượng công tác thỉnh thị và trả lời thỉnh thị, kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất nhận thức trong áp dụng pháp luật.

Tiếp tục đổi mới công tác Thi đua – Khen thưởng; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền qua Trang thông tin điện tử Viện KSND tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Ngành; nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, giảm bớt thủ tục hành chính; Quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách được cấp, hỗ trợ; sử dụng tài chính, tài sản công tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật. Thực hiện tốt việc quản lý tài chính, tài sản công...để sử dụng có hiệu quả, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí theo quy định của Nhà nước./.      

Tác giả bài viết: Văn phòng VKSND tỉnh Gia Lai

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay10,338
  • Tháng hiện tại797,305
  • Tổng lượt truy cập16,492,071
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây