Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Cần “liều thuốc đặc trị” ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ

Thứ tư - 28/12/2022 22:26 723 0
Cứ mỗi dịp cuối năm tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến pháo nổ lại diễn ra tại hầu hết các địa phương trong cả nước, trong đó có địa bàn tỉnh Gia Lai, điển hình: thời điểm giáp Tết Nguyên đán 2022, Công an tỉnh Gia Lai đã khởi tố vụ vận chuyển pháo số lượng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh với 877 kg pháo các loại.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang cận kề, nhằm hạn chế tình trạng tội phạm và vi phạm pháp luật đến lĩnh vực này đỏi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần có những giải pháp phòng ngừa từ xa, từ sớm.

Nguyên nhân tội phạm và vi phạm phát sinh.
Hều hết, pháo nổ đi vào vào nước ta bằng con đường nhập lậu từ các nước láng giềng. Các đối tượng thường dùng các thủ đoạn vận chuyển từ khu vực biên giới vào nội địa qua các đường mòn, lối mở; sử dụng nhiều loại phương tiện để cất giấu, chia nhỏ hàng để vận chuyển, ngụy trang dưới nhiều hình thức, để tránh bị lộ. Bên cạnh đó, các đối tượng đã “phát huy” ưu thế của internet, giao dịch gián tiếp qua mạng xã hội. Người bán, người mua hoàn toàn không biết, không cần gặp nhau. Người có nhu cầu mua pháo chỉ cần đăng ký tham gia các nhóm mua bán pháo trên mạng xã hội, chuyển tiền vào tài khoản người bán, sau đó “hàng” sẽ được chuyển đến tận nơi thông qua các tài xế “xe ôm”, thậm chí các đối tượng bán pháo còn đóng gói kín, chuyển qua đường bưu điện.
 Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên phần lớn là do ý thức của người vi phạm về việc chấp hành pháp luật chưa được tốt, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên. Nhiều người dân coi việc đốt pháo ngày Tết là thú vui không thể thiếu nên gần đến dịp Tết Nguyên đán, hoạt động mua pháo về tàng trữ để sử dụng diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn; các đối tượng nhận thấy việc buôn bán pháo nổ là khoản lợi nhuận lớn, do đó lợi dụng nhu cầu mua và sử dụng pháo của một số người dân nên đã cố tình vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tàng trữ, mua bán, vận chuyển pháo nổ đó là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến quần chúng nhân dân của các cơ quan chức năng chưa chủ động, kịp thời và thường xuyên. Một số bài báo viết về việc người dân được đốt pháo hoa kể từ ngày 01/01/2021 dẫn đến người dân hiểu không đúng việc đốt pháo hoa theo tinh thần Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

Quy định về bắn pháo hoa nổ và xử lý vi phạm
Pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc sử dụng pháo. Gần nhất, ngày 27 tháng 11 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 137/2020), có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 01 năm 2021, thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, tại điểm a Khoản 1 Điều 3, khoản 1 Điều 11, khoản 1 Điều 12 Nghị định 137/2020 đã nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép sử dụng là sản phẩm được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Đồng thời, quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chỉ được mua pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất theo quy định.
Người có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy tính chất, mức độ của hành vi, cụ thể:
Về xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm sẽ bị xử phạt tùy theo tính chất mức độ, với mức phạt tiền từ 1.000.000đ đến 40.000.000đ (Lưu ý: Mức phạt nếu trên được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).
Về xử lý hình sự
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì những hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ, thuốc pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh sau: tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); tội Gây rối trật tự công cộng (sử dụng pháo nổ) (Điều 318).

Giải pháp phòng ngừa vi phạm, tội phạm liên quan đến pháo nổ
Để hạn chế những nguyên nhân, điều kiện dẫn tới tình trạng vi phạm, tội phạm buôn bán, tàng trữ hàng cấm là pháo nổ trong thời gian trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai, xin đề xuất một số biện pháp như sau:

Các cơ quan, tổ chức tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác phòng, chống các hành vi vi phạm về pháo, trọng tâm là Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật có biện pháp phối hợp với các tổ chức, đoàn thể các cấp tiếp tục tham mưu đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng pháo bằng nhiều hình thức, ký cam kết việc chấp hành pháp luật rộng rãi để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tăng cường công tác tuyên truyền đến thôn, làng, tổ dân phố về hậu quả của việc đốt pháo nổ để mỗi người, mỗi gia đình phải kiên quyết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại pháo nổ dưới bất kỳ hình thức nào;  kịp thời tố giác với các cấp chính quyền về các đối tượng sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại pháo nổ.
         
Công an tỉnh chỉ đạo công an các cấp chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, thuốc pháo, vật liệu nổ; Công an các địa phương tích cực tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, loại bỏ suy nghĩ lạc hậu cho rằng đốt pháo trong dịp Lễ, Tết mang lại may mắn và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng pháo cho cán bộ và nhân dân; tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về pháo, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, cao điểm là thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.


Các tổ chức cơ sở Đoàn, các trường học cần lồng ghép việc phổ biến các Quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng pháo, các hành vi bị cấm và tổ chức cho học sinh ký cam kết không mua bán, đốt pháo nổ các loại; có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh cố tình vi phạm.

Tác giả bài viết: Lê Xuân Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay5,568
  • Tháng hiện tại338,285
  • Tổng lượt truy cập16,867,207
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây