Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Viện KSND huyện Kông Chro đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua phối hợp tổ chức phiên tòa giả định

Thứ tư - 02/10/2019 23:23 580 0
Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nhất là đối tượng thanh thiếu niên.

Ngày 29/9/2019, tại trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện phối hợp với Huyện đoàn, Công an huyện, Viện kiểm sát huyện, Tòa án huyện, Phòng Tư pháp huyện và Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, tổ chức phiên tòa giả định xét xử vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích” để tuyên truyền pháp luật tới hơn 500 học sinh, giáo viên trường và người dân trên địa bàn tham dự.
 
 
Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa giả định

Tại phiên tòa giả định các đồng chí đại biểu, các bạn học sinh, giáo viên trường và người dân tham dự đã được xem toàn cảnh một phiên tòa dựa vào nội dung vụ án có thật, được xét xử theo đúng trình tự, thủ tục như một phiên tòa thật, với các tội danh: “Cố ý gây thương tích” và “Làm nhục người khác”. Quá trình xét xử, đại diện Viện kiểm sát đã phân tích lý do, nguyên nhân dẫn đến các hành vi đáng tiếc mà người gây ra là học sinh. Từ đó nêu lên được mục đích của phiên tòa giả định là tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu cho học sinh và những người tham dự về về các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018; về trình tự, thủ tục tố tụng, quyền, nghĩa vụ của bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...
 

Toàn cảnh diễn ra phiên tòa giả định

 
Đồng thời, Viện kiểm sát đã kiến nghị với các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thành thiếu niên; kiến nghị với các gia đình và nhà trường cần tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức, nhân cách, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh và con, em mình. Từ đó giúp các em có nhận thức đúng, đầy đủ hơn về pháp luật; có biện pháp ngăn ngừa, phòng, chống, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm pháp luật trong nhà trường.


Lãnh đạo các cơ quan tư pháp trên địa bàn tham dự phiên tòa giả định
 
Bên cạnh đó, việc tổ chức phiên tòa giả định góp phần giúp cho các em học sinh, giáo viên trường cũng như người dân tham dự nâng cao kiến thức pháp luật và nhận thức được hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật, hiểu rõ hơn hoạt động của những người “cầm cân nẩy mực”, phân biệt rõ ranh giới giữa cái đúng và cái sai, tính nghiêm minh của pháp luật và tính “hướng thiện” trong chính sách hình sự của nước ta đối với những người đã phạm tội thông qua mức án được tuyên xử.
 
 

Tác giả bài viết: Lê Xuân Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay12,426
  • Tháng hiện tại801,031
  • Tổng lượt truy cập16,495,797
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây