Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

VKSND huyện Krông Pa tăng cường công tác kiến nghị phòng ngừa vi phạm và tội phạm

Thứ ba - 25/02/2020 01:35 632 0
Năm 2019, đơn vị Viện KSND huyện Krông Pa đã ban hành 35 bản kết luận, kiến nghị yêu cầu chính quyền các xã, các cơ quan liên quan khắc phục vi phạm và đều được chấp nhận.
Trong đó, nổi bật là đơn vị đã ban hành 01 kiến nghị yêu cầu Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể có biện pháp giảm thiểu những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh vi phạm, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua tại địa phương. Sau khi nhận được Kiến nghị, Chủ tịch UBND huyện đã có văn bản số 1363/UBND –NC ngày 14/10/2019 trả lời chấp nhận kiến nghị của Viện kiểm sát đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, Công an huyện, UBND các xã, thị trấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Huyện đoàn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện “tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên phát hiện, tố giác, lên án ngay các hành vi xâm hại trẻ em nhất là xâm hại tình dục trẻ em; đồng thời tăng cường giám sát, phản biện việc thi hành pháp luật về bảo vệ trẻ em..”. Đây là một trong nhiều trường hợp điển hình những kiến nghị của Viện kiểm sát đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của Cấp uỷ, Chính quyền địa phương, từ đó góp phần nâng cao vị thế của Ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm qua, ngay từ đầu năm 2020, đơn vị đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 17 tháng 12 năm 2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kế hoạch công tác số 01/KH-VKS ngày 02/01/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai. Trong Kế hoạch công tác số 01/KH-VKS ngày 02/01/2020 của đơn vị, đơn vị xác định ngoài việc thực hiện tốt các khâu đột phá chung của ngành đã đề ra, toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên của đơn vị phấn đất thực hiện tốt khâu đột phá riêng năm 2020 đó là: “Tăng cường công tác kiến nghị, kiến nghị phòng ngừa vi phạm, tội phạm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực và đảm bảo các hoạt động tư pháp trên địa bàn được thực hiện nghiêm chỉnh thống nhất”.

Với những nhiệm vụ trọng tâm đó là:

Thứ nhất: Nhiệm vụ chung là trong phạm vi nhiệm vụ, chức trách được giao các đồng chí Lãnh đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện, tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, kiểm sát viên trong khâu công tác mình phụ trách. Các cán bộ, kiểm sát viên tích cực chủ động, sử dụng linh hoạt, mềm dẻo phương thức kiểm sát phát hiện các vi phạm trong các hoạt động tư pháp. Chú trọng tìm ra các nguyên nhân, điều kiện xảy ra vi phạm, tội phạm để tham mưu kiến nghị khắc phục, sữa chữa. Đồng thời tìm ra các sơ hở trong quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội trên địa bàn để kiến nghị, kiến nghị phòng ngừa.

Thứ hai: Nhiệm vụ cụ thể của từng khâu công tác, đó là:
- Đối với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Tăng cường chỉ đạo Kiểm sát viên thực thi đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, các trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân. Tăng cường đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Thông qua các cuộc trực tiếp kiểm sát thì kết hợp trực tiếp phúc tra các kết luận, kiến nghị đã ban hành trước đó đối với Cơ quan CSĐT Công an huyện, Hạt kiểm lâm, Công an cấp xã từ đó phát hiện vi phạm tham mưu Lãnh đạo ban hành các kiến nghị, kiến nghị phòng ngừa yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Đối với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố: Cán bộ, Kiểm sát viên luôn luôn chủ động, rà soát, nghiên cứu, kịp thời phát hiện những sai phạm để thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị trong công tác kiểm sát điều tra; tăng cường tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình tội phạm, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật và tội phạm do sơ hở trong quản lý kinh tế, xã hội để tham mưu cấp ủy Đảng, kiến nghị với chính quyền và cơ quan hữu quan các giải pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.
- Đối với công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự: Thông qua các phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đặc biệt các phiên tòa rút kinh nghiệm và qua kiểm sát án văn từ các bản án, quyết định, tiếp tục phát hiện vi phạm. Nâng cao số lượng, chất lượng tham mưu đến lãnh đạo viện để ban hành các văn bản kiến nghị và kiến nghị phòng ngừa. Để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp bản án, quyết định bị hủy, sửa có trách nhiệm của Viện kiểm sát.
- Đối với công tác kiểm sát hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, dân sự, hành chính và thi hành các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân: Định kỳ hoặc đột xuất kiểm sát hoạt động giam giữ của Nhà tạm giữ. Qua công tác trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại Cơ quan thi hành án hình sự huyện Krông Pa, trực tiếp kiểm sát án treo tại UBND cấp xã; Các đợt trực tiếp kiểm sát Chi cục thi hành án dân sự huyện Krông Pa. Đồng thời kết hợp phúc tra các kết luận, kiến nghị trước đó; Kiểm sát chặt chẽ các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân và các quyết định thi hành án trong các lĩnh vực hình sự, dân sự. Cán bộ, Kiểm sát viên tập trung nghiên cứu hồ sơ, tài liệu hiện có, qua cách thức làm việc để phát hiện vi phạm tham mưu lãnh đạo ban hành kiến nghị, kiến nghị phòng ngừa đến các cơ quan hữu quan, cơ quan tố tụng kịp thời khắc phục, sữa chữa vi phạm. Nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả các bản kiến nghị, kiến nghị phòng ngừa.
- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật:Kiểm sát viên phải nắm chắc, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình nghiệp vụ. Đầu tư nghiên cứu kỹ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ; kiểm sát chặt chẽ thủ tục tố tụng dân sự, hành chính và kiểm sát án văn thông qua các phiên tòa rút kinh nghiệm, các bản án, quyết định của Tòa án kịp thời phát hiện vi phạm tham mưu Lãnh đạo thực hiện quyền kiến nghị, kiến nghị phòng ngừa khi cần thiết. Tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng văn bản kiến nghị.
-  Công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp:  Tùy vào tình hình thực tế, qua các cuộc trực tiếp kiểm sát hoặc ban hành yêu cầu tự kiểm tra về công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp đối với Cơ quan tố tụng. Kiểm sát viên xem xét tham mưu lãnh đạo thực hiện quyền kiến nghị, kiến nghị phòng ngừa cho phù hợp.
Toàn thể cán bộ, Kiểm sát viên Viện KSND huyện Krông Pa quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả cao đối với khâu đột phá riêng mà đơn vị đã xác định để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành Kiểm sát nhân dân./.

Tác giả bài viết: Huỳnh Thị Liệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay5,999
  • Tháng hiện tại136,956
  • Tổng lượt truy cập16,665,878
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây