Chào mừng 30/4
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Sáng kiến: Giải pháp thực hiện tốt công tác Kháng nghị phúc thẩm hình sự bản án cấp huyện của Viện KSND tỉnh Gia Lai

Thứ ba - 14/11/2017 22:08 1.080 0
Nội dung của sáng kiến là những giải pháp khả thi cao nhằm thực hiện tốt công tác có tính đặc thù, chuyên môn pháp lý có yếu tố xung đột, không dễ được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận, nhưng không thể không thực hiện

- Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Những năm qua, ngành kiểm sát đã quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 19/6/2008 của Viện trưởng Viện KSND Tôi Cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm án hình sự. Ngày 06/4/2016, Viện trưởng VKSND Tối Cao tiếp tục ban hành Chỉ thị số 08 về việc tiếp tục Tăng cường công tác kháng nghị án hình sự. Kết quả công tác kháng nghị phúc thẩm ám hình sự của toàn ngành nói chung và của Viện kiểm sát ND tỉnh Gia Lai nói riêng cơ bản đã đi vào nề nếp , có chất lượng ngày càng cao , khắc phục được nhiều vi phạm pháp luật của tòa án cấp sơ thẩm. Qua đó góp phấn quan trọng bảo đảm thực hiện tốt chức năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở giai đoạn xét xử hình sự. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng do Quốc Hội đề ra yêu cầu ngành ta phải thực hiện. Tuy nhiên việc kháng nghị phúc thẩm án hình sự luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp , đòi hỏi phải có những giải pháp mới mang tính năng động ,thuyết phục cao. Do đó bản thân luôn xác định trách nhiệm Trưởng phòng phải đề ra và thực hiện giải pháp mới để nâng cao hơn nữa chất lượng kháng nghị phúc thẩm án hình sự.

- Mô tả giải pháp cũ thường làm:  Khi thực hiện kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án cùng cấp và cấp dưới thường căn cứ vào mức độ khác nhau về quan điểm áp dụng pháp luật hay mức lượng hình mà Viện kiểm sát đề nghị và quyết định của Hội đồng xét xử , đôi khi còn phiến diện về nhận thức hoặc chủ quan, bảo thủ , có khi còn chưa quan tâm phối hợp (Quyền anh, quyền tôi). Công tác tranh tụng, bảo vệ quan điểm kháng nghị cũng có lúc thiếu quyết tâm, quyết liệt và đồng bộ.vv.. dẫn tới chất lượng và hiệu quả công tác này có lúc chưa đáp ứng yêu cầu. Xuất hiện tâm lý lúng túng ,ngại kháng nghị.vv..

- Mô tả nội dung của sáng kiến:

Nội dung của sáng kiến là những giải pháp khả thi cao nhằm thực hiện tốt công tác có tính đặc thù, chuyên môn pháp lý có yếu tố xung đột, không dễ được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận, nhưng không thể không thực hiện. Đó là làm sao, làm như thế nào để thực hiện có hiệu quả quyền kháng nghị án sơ thẩm của Tòa án để cấp phúc thẩm xét xử lại bản án theo luật định nhằm khắc phục, sửa chữa  kịp thời những vi phạm nghiêm trọng của bản án sơ thẩm , góp phần bảo vệ pháp chế và xây dựng nền tư pháp trong sạch vững mạnh, phục vụ chính trị ở địa phương. Vì vậy:

+ Phải thực hiện chặt chẽ, kịp thời công tác phối hợp trao đổi thông tin ngay sau phiên tòa của VKS cấp huyện với Phòng 7 để tranh thủ trao đổi quan điểm, cân nhắc việc kháng nghị ngang cấp. Nếu VKS cấp huyện thấy không chắc chắn hoặc đã hết thời hạn kháng nghị ngang cấp thì khẩn trương có công văn báo cáo thỉnh thị để Phòng 7 kịp thời tham mưu Lãnh đạo Viện KS tỉnh có quan điểm chỉ đạo, hướng dẫn.
+ Kịp thời Kiểm tra lại bản án và phiếu kiểm sát bản án sơ thẩm của Viện kiểm sát cấp huyện. Khi phát hiện bản sán có vi phạm , Phòng 7 Đề xuất ngay quan điểm tham mưu Lãnh đạo cho ý kiến xem xét việc kháng nghị phúc thẩm .
+ Xác định rõ nội dung qui định nào của pháp luật bị vi phạm cơ bản dẫn đến hậu quả pháp lý cụ thể là bản án sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự, gây thiệt hại đến quyền , lợi ích cụ thể nào hoặc không đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa phương để xác định sự cần thiết phải kháng nghị phúc thẩm.
+ Tích cực tham mưu, đề xuất có chất lượng,  tranh trủ kịp thời ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện, quyết định của Viện trưởng để tập trung thống nhất trong công tác bảo vệ quan điểm kháng nghị. Đồng thời kịp thời thu thập tình tiết mới ảnh hưởng nội dung cơ sở kháng nghị cần  linh hoạt đề xuất quan điểm thay đổi, rút một phần hay toàn bộ kháng nghị trước hay tại phiên tòa.
+ Chủ động, năng động trong quan hệ phối hợp , tham khảo chính kiến, quan điểm pháp luật của cơ quan xét xử để dự liệu phương án bảo vệ kháng nghị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi chung trong các quan hệ tố tụng, phù hợp qui định, đáp ứng yêu cầu của ngành đề ra.
+Làm tốt công tác tư tưởng, quản lý đều hành hợp lý. Thường xuyên đôn đốc, củng cố quan điểm, động viên tinh thần tự tin, cố gắng tích cực trong tập thể cũng như Kiểm sát viên được phân công.

- Ngày sáng kiến được áp dụng: Từ tháng 6/2016 khi Viện trưởng VKSTC ban hanh chỉ thị 08 về tiêp tục tăng cường công tác kháng nghi án hình sự.

- Những thông tin cần được bảo mật : Không.

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cần có sự đồng thuận, ủng hộ của tập thể, sự quan tâm động viên, quyết tâm kịp thời của lãnh đạo, của ngành. Sự hỗ trợ, phối hợp của các ngành chức năng .

- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Năm 2016 tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm bảo vệ đạt 84% (So năm 2015 đạt 62,5% tăng 21,5%). Năm 2017 hiện đạt 92,5%. (Riêng các vụ VKS tỉnh kháng nghị bản án cấp huyện bảo vệ đạt 100%).
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay7,149
  • Tháng hiện tại128,891
  • Tổng lượt truy cập16,657,813
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây