Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

VKSND tỉnh Gia Lai rút kinh nghiệm nghiệp vụ về Kiểm sát THA Dân sự, THA Hành chính đến VKSND các huyện, thị xã, thành phố

Thứ hai - 27/08/2018 04:30 606 0
Qua công tác trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS hai cấp, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai nhận thấy cần rút kinh nghiệm đối với VKSND huyện, thị xã, thành phố trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính một số nội dung như sau:

1. Về việc Cơ quan THADS hướng dẫn đương sự làm đơn yêu cầu thi hành án không đúng quy định pháp luật:

Tại Bản án số 25/2014/HSST ngày 16/9/2014 của TAND huyện M tuyên: Nguyễn Công K phải bồi thường cho Lê Văn Q số tiền 83.650.000 đồng.
Ngày 23/12/2016 Chi cục THADS huyện M nhận tiền Trại giam thu do Cục THADS tỉnh chuyển về số tiền 2.749.500 đồng của K nộp. Cùng ngày 25/7/2017 ông Q có đơn yêu cầu thi hành án với số tiền 2.749.500 đồng. Cơ quan THA ban hành QĐTHA số 232/QĐ-CCTHA ngày 27/7/2017 cho thi hành án đối với Nguyễn Công K về khoản bồi thường 2.749.500 đồng cho Lê Văn Q.
Tiếp tục ngày 24/7/2017, Chi cục THADS huyện M nhận tiền Trại giam thu do Cục THADS chuyển về số tiền 1.100.000 đồng của K nộp. Ngày 23/8/2017 ông Q có đơn yêu cầu thi hành án với số tiền 1.100.000 đồng. Cơ quan THA ban hành QĐTHA số 248/QĐ-CCTHA ngày 24/8/2017 cho thi hành án đối với Nguyễn Công K về khoản bồi thường 1.100.000 đồng cho Lê Văn Q.
Theo Bản án tuyên nghĩa vụ của ông K phải  thi hành cho ông Q là 83.650.000 đồng, nhưng khi thu được tiền ông K nộp THA, cơ quan THADS huyện M báo gọi ông Q lên làm đơn yêu cầu THA đã không hướng dẫn ông Q làm đơn yêu cầu THA với số tiền 83.650.000 đồng và giải thích cho ông Q về nghĩa vụ phải THA của ông K đối với quyết định của Bản án đã tuyên. Trường hợp ông K thi hành được bao nhiêu thì chi trả cho ông Q, số còn lại chưa thi hành được thì đưa vào việc chưa có điều kiện thi hành án. Nhưng Cơ quan THADS  huyện M đã hướng dẫn ông Q làm đơn theo đúng số tiền ông K nộp tự nguyện THA thông qua Trại giam.

Việc định hướng cho đương sự làm đơn yêu cầu THA theo số tiền mà cơ quan THADS đã tạm thu như vậy vừa làm cho việc THA bị tách việc, tăng lượng việc THA không đúng quy định, vừa vi phạm ra quyết định THA trái với quyết định của bản án, vừa liên quan đến việc xác nhận kết quả thi hành án cho đương sự theo quyết định THAtheo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 của Chính Phủ. Chính vì vậy, nếu ra QĐTHA và tổ chức THA theo yêu cầu THA 01 phần của người được THA sẽ dẫn đến có lợi cho người phải thi hành án trong việc  xác nhận kết quả THA xong đối với quyết định THA đã thi hành trong khi nghĩa vụ phải THA theo Bản án vẫn chưa THA xong.

Ngoài ra, từ việc định hướng cho người được thi hành án làm đơn yêu cầu không đúng quy định dẫn đến việc thu phí THA sai, cụ thể:

Sau khi chi trả 2.749.500 đồng  và 1.100.000 đồng cho ông Q, Chi cục THADS huyện M ra Quyết định thu phí số 09/QĐ-CCTHA ngày 01/8/2017 thu số tiền 2.749.500 đồng x 3% = 82.485 đồng và Quyết định thu phí số 12/QĐ-CCTHA ngày 01/9/2017 thu số tiền 1.100.000 đồng x 3% = 33.000  đồng. CHV đã tiến hành lập biên lai thu số tiền phí trên của ông Q.
Nếu xét theo thời điểm ra quyết định THA thì cả 2 quyết định THADS trên đều không thuộc trường hợp phải chịu phí thi hành án. Vì hồ sơ THA thể hiện người phải thi hành án tự nguyện thi hành án trong thời hạn tự nguyện (nộp trước khi có QĐTHA) nên không thuộc trường hợp được thu phí THA theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Vì vậy, với hồ sơ THA như trên thì việc Chi cục THADS huyện M ra 02 QĐ thu phí THA đối với 02 trường hợp trên là trái quy định pháp luật.
Nhưng nếu xét trên cơ sở pháp lý hồ sơ THA thể hiện, nếu hướng dẫn đúng quy định cho người được THA làm đơn yêu cầu THA đúng với số tiền Bản án tuyên thì chỉ lần ra quyết định THA vào ngày 27/7/2017 là không thuộc trường hợp được thu phí THA, còn lần thứ 02 trở đi thì việc thu phí THA là đúng quy định pháp luật.
Như vậy, Hậu quả pháp lý trên đều xuất phát từ việc hướng dẫn cho đương sự làm đơn yêu cầu THA không đúng nội dung Bản án gây ra.

2. Vi phạm trong việc quản lý kho vật chứng. Vi phạm khoản 1 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BTP  ngày 01/02/2016 của bộ Tư Pháp “Hướng dẫn thực hiện 01 số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS”.

Việc quản lý kho vật chứng  của Cơ quan THADS vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm cần phải được chấn chỉnh kịp thời, cụ thể:
 - Kho vật chứng không được sắp xếp gọn gàng, không phân loại vật chứng có án và vật chứng chưa có án.
- Vật chứng chưa có thẻ kho theo đúng quy định hoặc có thẻ kho nhưng số thẻ kho vật chứng và số theo dõi vật chứng trong sổ vật chứng lại khác nhau.
- Nền của kho vật chứng bị xăng, nhớt xe mô tô tràn ra, đọng dưới sàn.
- Trong kho vật chứng còn lưu trữ hồ sơ thi hành án, vật dụng hành chính khác của đơn vị.
- Có đơn vị THADS còn nhận gửi giữ tài sản đã bàn giao cho Cơ quan tài chính cấp huyện trong kho vật chứng, trong khi vật chứng tiếp nhận mới lại phải bỏ ngoài trời, vì  không còn nơi chứa vật chứng, làm cho vật chứng không được bảo quản theo đúng quy định.

3. Vi phạm trong việc vật chứng là tiền tồn kho bị bỏ lọt, không được theo dõi theo đúng quy định:

Sổ theo dõi vật chứng tồn kho có số liệu khớp với báo cáo kế toán kho, phù hợp với biên bản kiểm tra kho định kỳ, phù hợp báo cáo thống kê. Tuy nhiên, trên tài khoản 3363 theo dõi tiền vật chứng lại phát hiện có những việc vật chứng là tiền đơn vị đang theo dõi trên tài khoản này từ năm 2012, đến thời điểm kiểm sát số tiền vật chứng này vẫn treo trên tài khoản. Nhưng lại không đưa vào thống kê, báo cáo vật chứng tồn kho, không thể hiện trên tồn trên tài khoản 3364 kế toán tài sản.
Dẫn đến số liệu vật chứng tồn kho bị chênh lệch. Đặc biệt, do không theo dõi, bỏ lọt vật chứng không báo tồn kho nên không phát hiện còn tồn vật chứng để xử lý kịp thời làm cho vật chứng tồn kho không được xử lý bị kéo dài.

Nguyên nhân của vi phạm này là do vật chứng là tiền VNĐ nên khi nhận tiền tang vật, Chi cục THADS gửi vào tài khoản tạm giữ theo quy định tại thời điểm nhận vật chứng. Nhưng đến khi Nghị định 70/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Chi cục THADS không rút tiền tang vật về để thực hiện niêm phong và gửi Kho bạc theo đúng quy định, mà cứ tiếp tục để treo trên tài khoản 3363. Vì vậy đã bỏ lọt vật chứng, không theo dõi được vật chứng tồn kho chính xác nên đã không xử lý kịp thời theo quy định.

Do đó, khi trực tiếp kiểm sát cần yêu cầu kế toán đơn vị THADS in chi tiết số liệu tồn trên tài khoản 3363, từ  số liệu kế toán của tài khoản này tiến hành kiểm sát số liệu tiền vật chứng tồn trên tài khoản 3363 của đơn vị THADS, nếu tại thời điểm kiểm sát trực tiếp mà tiền vật chứng vẫn tồn treo trên tài khoản 3363 thì chắc chắn đơn vị THADS đã không theo dõi vật chứng là tiền tồn trên tài khoản 3363 là vật chứng tồn kho, để chắc chắn có vi phạm này hay không cần kiểm tra chi tiết tài khoản 3364 – tài khoản theo dõi vật chứng –tài sản tổn kho- để xác định trên tài khoản 3364 có theo dõi vật chứng là tiền của tài khoản 3363 không. Vì vậy, cần kiểm sát số liệu vật chứng đơn vị báo tồn kho, so sánh đối chiếu từng vụ vật chứng tồn kho là tiền trên tài khoản 3363 và 3364 thì sẽ xác định được vi phạm này để kịp thời chấn chỉnh, tránh để vi phạm kéo dài vừa tồn tiền vật chứng treo trên tài khoản không đúng quy định, vừa lọt vật chứng tồn kho, làm cho vật chứng không được xử lý kịp thời, bị kéo dài trái quy định pháp luật./.
 

Tác giả bài viết: Vũ Quỳnh Trinh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay141,239
  • Tháng hiện tại450,345
  • Tổng lượt truy cập17,334,135
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây