Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

Những điểm mới Luật Đặc xá 2018

Thứ sáu - 10/05/2019 10:31 711 0
Luật Đặc xá năm 2018 được Quốc hội Khoản 14 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018, có hiệu lực từ ngày 01/7/2019; Thay thế Luật Đặc xá số 07/2007/QH12.

Luật gồm 06 chương, 39 điều (Luật số 07, gồm 6 chương, 35 Điều);

1. Luật quy định 16 tội danh không được đề nghị đặc xá dù có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Luật này. Cụ thể:
Các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, bao gồm: Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá cơ sở giam giữ; Tội khủng bố; Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Tội chống loài người; Tội phạm chiến tranh; Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê; Tội làm lính đánh thuê.
Nếu Luật Đặc xá 2007 quy định Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc trường hợp không được đề nghị đặc xá thì tại Khoản 2 Điều 12 Luật Đặc xá 2018 thu hẹp hơn đối tượng không được đề nghị đặc xá, theo đó Bản án, phần bản án hoặc Quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự mới không được đề nghị đặc xá.

2. Chưa bồi thường thiệt hại xong, vẫn được đặc xá 
Điều 11 Luật Đặc xá 2018 quy định theo hướng cụ thể hơn thời gian chấp hành đối với từng loại tội mới đủ điều kiện được đề nghị đặc xá. Cụ thể:
Người bị kết án về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; tội phá hoại chính sách đoàn kết; người bị kết án từ 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự do cố ý;
Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 17 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù…
Điểm mới của Luật Đặc xá 2018 đó là việc quy định trường hợp đã thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù không thuộc các tội tham nhũng hoặc tội khác do Chủ tịch nước quyết định thì cũng thuộc đối tượng được đề nghị đặc xá tại Điểm đ Khoản 1 Điều 11.
Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này.

3. Người đang chấp hành án phạt có quyền làm đơn đề nghị đặc xá
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến và trước khi giám thị trại giam lập danh sách người đủ điều kiện để báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp gửi Tổ thẩm định liên ngành thì người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn căn cứ Điều 11, Điều 12 Luật Đặc xá 2018 được làm đơn đề nghị đặc xá. Đây là quy định mới được ban hành tại Luật Đặc xá 2018, bởi Luật Đặc xá 2007 không cho phép người đang chấp hành án phạt tù có quyền này,chỉ giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam mới được đề nghị đặc xá.

4. Trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá trước 60 ngày
Chính phủ chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng tờ trình của Chính phủ và dự thảo Quyết định về đặc xá.
Tờ trình và dự thảo Quyết định về đặc xá phải được trình Chủ tịch nước chậm nhất là 60 ngày trước thời điểm đặc xá để Chủ tịch nước xem xét, ban hành Quyết định về đặc xá. Nội dung này Luật Đặc xá 2007, không quy định.

 5. Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì công bố Quyết định đặc xá
Luật Đặc xá 2007 không quy định rõ trách nhiệm của Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao. Khắc phục vấn đề này, Luật Đặc xá 2018 quy định chi tiết trong từng điều luật riêng để các cơ quan chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo đó:
Tại Điều 26 quy định Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm rà soát, kiểm tra danh sách, hồ sơ những người được Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc Chính phủ đề nghị, trình Chủ tịch nước quyết định; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức công bố Quyết định đặc xá;....
Tại Điều 31 quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp là đơn vị chỉ đạo cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh… trong việc: Cung cấp thông tin, giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ thi hành phần dân sự trong Bản án, quyết định hình sự của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá;…
Tại Điều 32 quy định Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định đặc xá cho người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt là người nước ngoài;…

Tác giả bài viết: Trịnh Xuân Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyển đổi số
Hưởng ứng giải  Búa Liềm Vàng
Giải báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Công khai ngân sách
Mail công vụ
Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập74
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay14,112
  • Tháng hiện tại813,505
  • Tổng lượt truy cập16,508,271
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây